Toà Bảo Tháp
Du khách đến thăm thành phố biển Vũng Tàu dường như ai cũng đến viếng Thích Ca Phật Đài. Phật đài nằm ở Tây Bắc sườn núi lớn Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, rộng khoảng 5 hecta là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng nằm ở Tây Bắc sườn núi Lớn.
Phật Đài là công trình do hệ phái Phật giáo Nam tông xây dựng năm 1961 và hoàn thành năm 1963, gồm Thiền Lâm Tự phía dưới và Thích Ca Phật Đài phía trên. Thiền Lâm Tự vốn là một ngôi chùa nhỏ do một công chức hồi hưu quê quán ở Vũng Tàu xây dựng từ năm 1957. Đến năm 1961, ngôi chùa được trùng tu bên dưới và xây dựng thêm Thích Ca Phật Đài trên núi, ngoài ra còn xây một nhà tạm trú dành cho Phật tử từ xa đến hành hương.
Tại chân núi Lớn, sát đường đi du khách đã thấy một cổng tam quan to lớn với 4 cây cột vươn lên vững chắc, thanh thoát. Qua cổng tam quan, theo từng bậc đá men sườn núi, du khách đi lên núi bằng một con đường quanh co xinh đẹpđẹp: một bên vách núi nhẵn nhụi như tường thành, một bên là lũng sâu soải dài ra phía biển. Gần đến đỉnh là một khu rừng thưa ríu rít tiếng chim trong các tàn cây.
Tượng Kim Thân Phật Tổ
Theo con đường làm bằng những bậc đá, rải rác trên sườn núi, du khách sẽ chiêm ngưỡng cả một “thế giới” các pho tượng minh họa sự tích đức Phật : Thích-ca đản sinh,Thích-ca xuất gia, Thích-ca thành đạo, Thích-ca chuyển pháp luân, Thích-ca nhập niết bàn, voi và khỉ dâng quả… Nhìn ngắm “vườn tượng” diệu kỳ của Phật pháp rồi cùng nhớ lại lịch sử hình thành và ý nghĩa của cụm di sản tôn giáo này:
- Từ một khu rừng rậm hoang vu, năm 1957, quan Phủ hồi hưu Lê Quang Vinh đã dựng lên ngôi Thiền Lâm Tự làm nơi tu hành cho gia đình. Sau, Hội Phật Giáo miền Nam nhận thấy vị trí ngôi chùa rất lý tưởng để xây dựng thành khu vực tôn thờ Ngọc Xá Lợi, diễn tả lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.
- Ngày 20.7.1961 Thích Ca Phật Đài được khởi công xây dựng, khánh thành trọng thể ngày 09.03.1963.
- Bảo Tháp cao ba mét là nơi chứa di cốt của ông Phủ Vinh, vị sư trụ trì đầu tiên ngôi chùa này. Phía trên là ngôi Thiền Lâm Tự, là điện thờ phật chính của chùa.
Tượng Đức Phật nhập Niết bàn
- Cụm tượng bao gồm: Tương Phật Đản Sinh ở bên trái Thiền Lâm Tự, diễn tả một hài nhi đứng trên tòa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Tượng “Cắt tóc đi tu” tạc một chàng trai dùng kiếm cắt tóc diễn tả sự tích Thái Tử Tất Đạt Đa dùng kiếm cắt tóc để biếu lộ quyết tâm sắt đá của mình bắt đầu cuộc sông tu hành. Tượng Kim Thân Phật Tổ là hình tượng Đức Phật Thích Ca đúc bằng xi măng cốt sắt, cao 6m, đặt trên tòa sen cao 4m. Tượng Voi và Khỉ dâng hoa cho Đức Phật. Qua khỏi vườn Lộc Giả lên cao hơn có bức tượng Phật nằm và một số đồ đệ đứng xung quanh, tượng dài 12m diễn tả lúc Đức Phật nhập Niết Bàn, năm ấy được gọi là Năm Phật lịch thứ nhất tức là năm 544 trước Công nguyên.
- Toà nhà Bát Giác nằm bên phải bức tượng “Voi, Khỉ dâng hoa quả” là một tòa nhà hình bát giác tượng trưng cho vườn Lộc Giả, nơi Đức Phật chuyển pháp luân. Bên trong ngôi nhà Bát Giác này có xây một bàn thờ ở trên là tượng Phật cùng 5 môn đệ đầu tiên. Chung quanh bệ thờ tám mặt này ghi những lời Phật dạy gọi là "Bát chánh đạo". Trên đỉnh tòa nhà Bát Giác có đúc một cây "Đuốc Huệ" với ý nghĩa Đạo Phật sẽ soi sáng trí óc nhân loại. Dưới "Đuốc Huệ" là 12 nấc "Thập nhị nhân duyên" nói lên 12 điều cơ duyên mà con người sẽ vướng mắc trong cuộc đời trần tục, phía dưới được xây thành hình tứ diện tượng trưng cho "Tứ diệu đế" của nguyên lý đạo Phật.
Cổng tam quan to lớn với 4 cây cột vươn lên vững chắc, thanh thoát.
- Trở lại đường cũ, rẽ trái, ta sẽ thấy tòa Bảo Tháp, tương truyền là nơi lưu giữ kho cốt của Đức Phật sau khi hỏa táng. Tháp cao 19 mét đứng uy nghi trên nền bát giác rộng lớn, trước Bảo Tháp là bàn thờ và một tấm bia chữ Hán: "Nam mô bổn sư Thích Ca mô ni Phật". Bốn góc Bảo Tháp có bốn đỉnh chứa đựng đất thiêng thỉnh về từ bốn nơi động tâm của Đức Phật tại Ấn Độ; là: Lumbini: nơi Phật sinh ra, Uruvela: nơi Phật thành đạo, Isipatana: nơi Ngài truyền đạo, Kusinara: nơi Ngài nhập Niết bàn. Theo truyền tụng, trong Tháp có chứa đựng 13 viên Ngọc Xá Lợi do các nước Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan hiến cúng.
Từ vị trí của Thích Ca Phật Đài, nhìn chung quanh sườn núi lớn, biển hiện ra ở cả 3 phía. Từ đây có thể nhìn thấy mũi Cần Giờ, đảo Long Sơn và tổ hợp dàn khoan dầu khí ngoài khơi xa. Với địa thế thiên nhiên và cảnh quan hùng vĩ, khu vực Thích Ca Phật Đài đã trở thành điểm du lịch - văn hóa nổi tiếng có sức thu hút đông đảo du khách đến tham quan Vũng Tàu – Bà Rịa.Theo: TVHS
0 nhận xét:
* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!