Núi Cấm xưa có tên là núi Gấm, có người còn gọi là Thiên Cẩm Sơn. Đây là ngọn núi hùng vĩ và cao nhất (716m) trong dãy Thất Sơn (An Giang), là nơi nổi tiếng sơn kỳ thủy tú với nhiều danh lam thắng cảnh. Về đêm, ở đây, tiết trời lành lạnh, sương phủ trắng, nên được người đời phong tặng là “Đà Lạt 2”. Đến núi Cấm, phần lớn là khách hành hương. Họ đến để chiêm bái các nơi thờ phụng như cửa Sơn Thần, điện Bồ Hong, vồ Ông Bướm, vồ Bà, điện Cây Quế, điện Kín... nhưng đông nhất là viếng chùa Phật Lớn, chùa Phật Nhỏ và chùa Vạn Linh.
Chùa Vạn Linh trước kia có tên là chùa Lá. Vị khai sơn dựng chùa đầu tiên là ông Nguyễn Văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm tế. Ngài đã thế phát xuất gia lên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, pháp danh Thượng Thiện Hạ Quang. Theo lời kể của hòa thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại bổn chùa: Vào năm 1929 hòa thượng Thượng Thiện Hạ Quang đã chọn đất trên núi Cấm lập am thờ Phật. Lúc đầu chùa được cất bằng tranh lá đơn sơ, dần dần đệ tử quy tụ về đông hơn, mới cùng nhau ra công góp sức tu bổ. Đến năm 1940, cái am nhỏ trở thành một ngôi chùa khá khang trang lấy tên là Vạn Linh. Ba năm sau, chùa được xây dựng lại, mái lợp ngói, vách đá, to đẹp và trang nghiêm. Nhưng vào năm 1946, giặc Pháp đã phá hủy hoàn toàn ngôi chùa! Để tiếp tục giữ gìn nơi thờ phượng, tu hành, quý thầy dựng lại chùa mới. Đến năm 1970, một lần nữa chùa bị tàn phá bằng những đợt ném bom của máy bay Mỹ. Cả khu vực chùa bị chúng biến thành bình địa. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát ấy, ông Lâm Cáo Kía, một cư sĩ mộ đạo, dựng lại một cái chòi lá ngay trên nền chùa cũ để chờ ngày đủ khả năng khôi phục lại ngôi chùa tôn nghiêm này...
Chùa Vạn Linh trước kia có tên là chùa Lá. Vị khai sơn dựng chùa đầu tiên là ông Nguyễn Văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm tế. Ngài đã thế phát xuất gia lên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, pháp danh Thượng Thiện Hạ Quang. Theo lời kể của hòa thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại bổn chùa: Vào năm 1929 hòa thượng Thượng Thiện Hạ Quang đã chọn đất trên núi Cấm lập am thờ Phật. Lúc đầu chùa được cất bằng tranh lá đơn sơ, dần dần đệ tử quy tụ về đông hơn, mới cùng nhau ra công góp sức tu bổ. Đến năm 1940, cái am nhỏ trở thành một ngôi chùa khá khang trang lấy tên là Vạn Linh. Ba năm sau, chùa được xây dựng lại, mái lợp ngói, vách đá, to đẹp và trang nghiêm. Nhưng vào năm 1946, giặc Pháp đã phá hủy hoàn toàn ngôi chùa! Để tiếp tục giữ gìn nơi thờ phượng, tu hành, quý thầy dựng lại chùa mới. Đến năm 1970, một lần nữa chùa bị tàn phá bằng những đợt ném bom của máy bay Mỹ. Cả khu vực chùa bị chúng biến thành bình địa. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát ấy, ông Lâm Cáo Kía, một cư sĩ mộ đạo, dựng lại một cái chòi lá ngay trên nền chùa cũ để chờ ngày đủ khả năng khôi phục lại ngôi chùa tôn nghiêm này...
Năm 1995, các sư tăng và phật tử bắt tay vào việc xây dựng ngôi chùa mới gần bên nền chùa cũ, trên một sườn đồi thoai thoải rộng bốn mẫu, xung quanh là rừng cây là một nơi u nhàn để tu niệm. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc vừa mang sắc thái Á Đông vừa mang tính hiện đại, bao gồm tiền đường và hậu đường trên một diện tích 500m2. Phần chính điện là nơi an vị các tượng Phật sơn son thiếp vàng. Ba ngọn tháp trước tiền đường làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm của ngôi chùa. Bên trái là tháp chuông chín tầng với quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Bên mặt là tháp To. Chính giữa là Quan Âm các chín tầng, cao 35m. Từ sân chùa đến hậu liêu, tả hữu đều có dãy hành lang dài để khách đi dạo. Xung quanh chùa còn có những vườn hoa, vườn kiểng, vườn cây ăn trái. Ngồi nghỉ chân dưới những tàn cây bên hông chùa hoặc đi dạo bất cứ nơi nào trong khuôn viên chùa Vạn Linh, chúng ta cũng đều có thể nghe tiếng rì rào của gió đùa lá cây, thỉnh thoảng lại nghe tiếng quốc kêu khắc khoải... Tất cả đã tạo nên một nét đẹp hài hòa giữa lối kiến trúc tôn giáo và cảnh sắc thiên nhiên.
Với những gì hiện có, chùa Vạn Linh cùng toàn thể cảnh quan xung quanh, là điểm du lịch sinh thái, văn hóa, giáo dục, lịch sử độc đáo của núi Cấm.
(Theo báo Cần Thơ)
0 nhận xét:
* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!