LỜI TỰA TẬP I
Kinh Duy Ma Cật là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng Đại thừa Viên đốn, là thứ giáo lý mãn tự. Giáo lý kinh Duy Ma Cật dạy cho mọi người về pháp môn giải thoát bất tư nghì. Hành giả thực hiện được là thành Phật như đức Phật Thích Ca và thập phương chư Phật đã thành. Ai có khả năng đoạn sạch vô minh, trừ hết phiền não thì tức thân thành Phật và cõi nước Phật hiển hiện ngay cõi đời này. Giáo lý kinh Duy Ma Cật dạy rằng: Quả vô thượng Bồ Đề không phải là cái hứa hẹn để cho mọi người mõi mòn hy vọng ước mơ. Mà mọi người ai cũng có khả năng đạt đến bằng nghị lực và trí tuệ của mình.Trưởng giả Duy Ma Cật là người bất tư nghì. Ngài thuyết bất tư nghì pháp, trình diễn bất tư nghì cảnh, tập họp bất tư nghì chúng, khiến mọi người phát bất tư nghì tâm, chung qui tán thán bất tư nghì công đức của Phật. Quả vô thượng Bồ Đề, Phật là mục đích đến, mà Bồ tát Duy Ma Cật vận dụng vô số bất tư nghì sự để hướng dẫn cho mọi người.
Giáo lý Tiểu thừa có đề cập, phước báo nhơn thiên có nói đến, nhưng nói nhơn thiên để phủ định phước báo nhơn thiên. Đề cập Tiểu thừa để khiển trách họ về Niết Bàn sở đắc.
Ba lần hiện Tịnh độ nhằm phổ cáo với đại chúng về thần lực bất tư nghì:
- Với sức thần bất tư nghì của Phật nhãn, đại chúng trông thấy cõi Tịnh độ ở
ngay nơi Ta Bà uế độ
- Với sức thần bất tư nghì của tuệ nhãn, đại chúng trông thấy, ngoài Ta bà uế độ, còn có Tịnh- độ của Phật Hương Tích rực rỡ trang nghiêm và xa thẳm.
- Với sức thần bất tư nghì của tuệ nhãn họp cùng Phật nhãn, đại chúng trông thấy Tịnh độ của đức Vô Động Như Lai sáp nhập với uế độ Ta bà mà không có tướng rộng hẹp, khiến cho đại chúng bừng tỉnh ngộ: Uế độ và tịnh độ không rời cảnh giới này.
Bộ kinh Duy Ma Cật, từ Tây vức truyền sang Trung quốc, trước sau có sáu nhà
dịch:
Kinh.
1.- Đời Hậu Hán (25-220 TL) Ngài Nghiêm Phật Điều dịch, nhan đề: Cổ Duy Ma
2.- Đời nhà Ngô (221-280) cư sĩ Chí Khiêm dịch, nhan đề: Duy Ma Cật Sở
Thuyết Bất Tư Nghì Pháp Môn.
3.- Đời Tây Tấn (265-317) Ngài Trúc Pháp Hộ dịch, nhan đề: Duy Ma Cật Sở
Thuyết Pháp Môn Kinh.
4.- Ngài Trúc Pháp Lan dịch, nhan đề: Tỳ La Cật Kinh.
5.- Đời Diêu Tần (344-413) Ngài Cưu Ma La Thập dịch, nhan đề: Phật Thuyết Vô
Cấu Xưng Kinh.
6.- Nội dung tư tưởng các bản dịch đại thể không khác nhau nhiều, nhưng ý nhị uyên thâm thì có sâu có cạn. Do vậy, suốt quá trình dịch sử cho đến ngày nay, các tòng lâm Phật học đều ái mộ bản dịch với nhan đề: “DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH” của Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập.
Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, ở Trung Hoa xưa nay tiền bối sớ giải rất nhiều. Ở Việt Nam ta, người dịch và giải trước sau cũng không ít. Tuy nhiên, do tư-duy nhận thức khác nhau và góc độ nhìn ngắm không đồng. Cho nên công trình phiên dịch và sớ giải kinh điển Phật, có lẽ là công trình sáng tạo không ngừng, mới có thể đáp ứng yêu cầu cho nhiều căn cơ đối tượng.
Phát xuất từ quan điểm nhận thức đó, nhìn qua các bản dịch tại nước ta, tôi thấy cần tham dự đóng góp kiến giải Phật học của mình. Trước là “Ôn cố tri tân” đồng thời cung ứng cho hàng Phật tử hữu duyên cùng đi trên con đường đạo.
Kinh “Duy Ma Cật Sở Thuyết” của Ngài Cưu Ma La Thập, sau khi dịch ra tiếng Việt, tôi viết thêm phần “TRỰC CHỈ” ở sau mỗi chương hoặc sau mỗi đoạn, thay vì lời sớ giải mà các tiền bối cổ kim thường làm.
TRỰC CHỈ có nghĩa là chỉ thẳng, ý tứ tiềm ẩn, phân tích rõ ràng nghĩa lý sâu xa bàng bạc ở kinh văn, nhằm hướng dẫn cho người đọc nắm được trọng tâm, biết rõ chủ đích từng bài pháp của mỗi vấn đề.
Nhưng than ôi!
Ý Phật nhiệm mầu trông như mây phủ ở đầu non, đến được đầu non mây xa tít.
mù.
Cơ thiền bảng lảng tưởng chừng trăng trôi mặt nước, hớt tan mặt nước trăng sâu
Do vậy, không thể nào TRỰC CHỈ hết mọi mặt của ý kinh. Cho nên tôi chọn nhan đề của công trình nho nhỏ này là:
“DUY MA CẬT SỞ THUYẾT KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG”.
Tôi hy vọng giáo án này, – tôi gọi là giáo án, vì những kinh luận của tôi biên soạn nhằm để triển khai hướng dẫn mọi người đệ tử Phật, học chánh pháp, hành chánh pháp, sống theo chánh pháp và truyền bá chánh pháp chớ không chủ trương đem tụng trước bàn thờ Phật. Giáo án này được đến tay Tăng, Ni sinh trung cao Phật học các trường, tôi xem đó là một cơ hội đóng góp phần nho nhỏ của mình trong sự nghiệp tục diệm truyền đăng.
Đối với hàng Phật tử tại gia tín tâm đã phát khởi với chủng tánh Đại thừa vốn có của mình, đọc học được kinh này thì đường tu tập vững bước tiến lên, không một thế lực ma quân tà đạo nào dám lấy mắt mà nhìn, đừng nói chi chuyện manh tâm mê hoặc.
“Học, học nữa và học mãi” Học cho đến khi:
- Bồ-Đề quả thục, nhất chân phi sắc phi không.
- Bát Nhã hoa khai, vạn pháp tức Tâm tức Phật.
Viết tại HUỲNH MAI TỊNH THẤT Ngày 16 tháng 12 năm 1991
Pháp Sư : Thích Từ Thông
Kính đề.
PHÀM LỆ
Bộ kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết gồm cả thảy mười bốn chương, được chia thành hai tập. Tập Một có năm chương và tập Hai có chín chương. Khi nghiên cứu bộ kinh này, kính mong quý đọc giả lưu ý:
1.- Phần nguyên văn được in chữ đứng. Đó là phần dịch đúng nguyên bản của kinh văn.
2.- Phần Trực chỉ in chữ nghiêng để cho đọc giả dễ phân biệt. Phần này do tôi đóng góp bằng kiến giải của riêng mình. Hy vọng phần Trực chỉ sẽ giúp cho đọc giả manh mối để tư duy, gợi trí nhận xét khi các Ngài thiền tọa.
3.- Đoạn kinh văn dài, có nhiều ý, tôi đánh số 1, 2, 3 v.v… Đoạn có đánh số là có tiềm ẩn ý nghĩa sâu xa. Tôi phân tích diễn giải phần ý nghĩa tiềm ẩn đó trong phần Trực chỉ sau chương hoặc sau đoạn kinh văn đó.
Mấy lời kính cáo, mong chư đọc giả lưu tâm. Việc tác phẩm hoàn bị hay chưa, giúp ích cho đời được nhiều hay ít, thiết tưởng không có gì đáng nói.
Tôi cho rằng tất cả chúng ta ngày nào còn sống trên cõi đời, thì còn phải:
“Học, học nữa và học mãi”
Pháp Sư : Thích Từ Thông
Cẩn chí.
CHƯƠNG THỨ NHẤT CÕI NƯỚC PHẬT
1.- Lúc bấy giờ đức Phật ở vườn xoài địa phận thành Tỳ Da Ly cùng với số chúng Tỳ Kheo và Bồ Tát đông đến hàng ngàn người. Tất cả là những người đã trồng sâu cội đức tri hành tự tại trong sự nghiệp giải thoát giác ngộ, các vị gìn giữ chánh đạo, làm tường thành hộ pháp, truyền bá chánh pháp là bạn lành của chúng sanh.
Thi hành nhiệm vụ nối dòng Tam bảo, hàng phục ma quân chế ngự ngoại đạo. Tâm hành của các Ngài thanh tịnh, xa lìa ngũ cái, thập triền, niệm định không rời, biện tài vô ngại. Nói pháp lục độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, các Ngài thành tựu viên mãn. Được vô sanh nhẫn mà không khởi tâm sở đắc. Tùy thuận căn cơ mà chuyển pháp luân. Thấu rõ thực tướng các pháp, biết suốt căn tánh chúng sanh. Công đức và trí huệ vượt hơn đại chúng. Tướng hảo đoan nghiêm, uy đức vòi vọi. Đức tin vững chắc thường mưa pháp nhủ độ sanh. Thuyết phục nhơn tâm, truyền đạt pháp âm vi diệu. Thâm nhập chân lý, thấy rõ vạn pháp duyên sanh. Dứt hết tà kiến không kẹt hai bên. Hoặc lậu tam giới không còn, thuyết pháp như sư tử hống. Trí tuệ biện tài vô ngại. Được thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng pháp. Từng đóng bít các cửa ác thú mà hiện thân trong ngũ đạo làm vị đại y vương. Tùy bệnh chúng sanh mà cho thuốc pháp. Bản vị của các Ngài vốn là những người đã thành tựu vô lượng công đức trang nghiêm trong cõi nước chư Phật mười phương.
2.- Danh hiệu của các Ngài là: Đẳng Quán Bồ Tát, Bất Đẳng Quán Bồ Tát, Đẳng Bất Đẳng Quán Bồ Tát, Định Tự Tại Vương Bồ Tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát, Pháp Tướng Bồ Tát, Quang Tướng Bồ Tát, Quang Nghiêm Bồ Tát, Bảo Tích Bồ Tát, Biện Tích Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát v. v…
Lại có Phạm Thiên Vương Đế Thích, Thiên Long Bát Bộ. Có các Tỳ Kheo, Tỳ
Kheo Ni, Ưu Bà Tắc,Ưu Bà Di tham dự thính pháp rất đông.
3.- Hôm nay trong thành Tỳ Da Ly có vị trưởng giả tử tên là Bảo Tích cùng với năm trăm trưởng giả tử, mỗi vị cầm một cây lọng thất bảo đồng đến đảnh lễ Phật, rồi cùng dâng tất cả lọng ấy cúng dường Phật.
Do uy thần Phật, năm trăm cây lọng hợp thành một. Cõi nước trong ba ngàn đại thiên thế giới; các núi Tu Di, núi Tuyết. Các biển cả, sông ngòi…mặt trời, mặt trăng vô vàn tinh tú. Các Thiên cung, Long cung, Thần cung và cảnh giới chư Phật thuyết pháp, nhập Niết bàn trong mười phương đều hiện rõ trong cây lọng báu.
Đại chúng trông thấy sức thần Phật, đồng tán thán: là một sự kiện hi hữu. Ðại chiêm ngưỡng Phật sững sờ không nháy mắt.
4.- Bây giờ trưởng giả tử Bảo Tích thay lời đại chúng trước Phật, nói lên bài kệ
phát xuất từ lòng ái mộ, tôn kính vô biên:
Mắt Phật đẹp như hoa sen xanh Tâm Phật hằng trụ trong Thiền định Tịnh nghiệp tích lũy từ lâu đời
Ðại chúng cúi đầu nguyền tu học. Sức thần Phật vượt quá nghĩ bàn Hiện rõ mười phương vô lượng cõi Chư Phật thuyết pháp hành Phật sự Ðại chúng hết thảy được thấy nghe.
Pháp vương pháp lực vượt quần sanh
Thí pháp, thí tài cho tất cả Phân biệt dạy rành các pháp tướng Chân lý đệ nhất nghĩa siêu tuyệt. Thế tôn tự tại trước các pháp
Ðại chúng đãnh lễ đấng pháp vương Thuyết pháp không có cũng không không Có nhân duyên Như Lai nói có.
Pháp vốn vô ngã vô thọ giả
Thiện ác nghiệp không bao giờ mất
Khi xưa tịnh tọa cội Bồ Ðề
Ðược giải thoát chứng thành đại giác Diệt tâm, diệt hành ý rồng rang. Cho nên chế phục hàng ngoại đạo Ba lần thuyết pháp cõi đại thiên Pháp luân ấy bản lai thanh-tịnh
Trời người chứng đạo nhờ nương đó.
Tam-bảo giờ hiện hữu cõi đời Phật dùng pháp được độ quần sanh Bệnh , Lão , Tử đại y vương Phật Kính lễ đức pháp hải vô biên
Khen chê bất động Diệu cao sơn
Tốt xấu xứ dụng một tâm từ Tâm hành bình đẳng như hư không Ai nghe đấng nhân hảo cung kính Con dâng Thế Tôn cây lọng mọn Tam Thiên thế giới hiện trong đây Ðại chúng tán thán điều hi hữu Chúng con đãnh lễ đấng Từ Tôn.
Ðấng pháp vương nhiều người quí ngưỡng
Tâm Tịnh nhìn Phật thấy an vui Tự thấy Thế tôn ở trước mìmh. Đấy là sức thần bất cộng pháp
Phật thuyết pháp đồng một pháp âm
Các cơ tùy hiểu hợp cơ mình Tự nhủ: Thế Tôn vì ta nói. Đấy là thần lực pháp bất cộng
Phật thuyết pháp cùng một diệu pháp Chúng sanh tùy tánh hiểu khác nhau Dù hiểu khác đều được lợi ích
Đấy là thần lực pháp bất cộng Phật thuyết pháp đồng một pháp âm Nghe ra hoặc sợ hoặc vui mừng
Yểm ly trần tục hoặc đoạn nghi. Đấy là thần lực pháp bất cộng Kính lễ đấng Thập lực viên mãn Kính lễ đấng vô sở úy viên mãn
Kính lễ đấng bất cộng pháp viên mãn Kính lễ đấng đạo sư của chúng sanh Kính lễ đấng viễn ly triền phược Kính lễ đấng đã đến bờ bên kia
Kính lễ đấng vượt khỏi thế gian Kính lễ đấng vĩnh ly đường sanh tử Kính lễ đấng vô sở y như hư không
Không nhiễm thế gian như hoa sen
Hằng trụ an nhiên hạnh không tịnh.
Sau khi nói bài kệ xong, Trưởng giả tử bèn thưa với Phật: “Bạch Thế Tôn, năm trăm trưởng giả tử nầy đã từng phát tâm cầu Vô thượng Bồ Đề. Hôm nay chúng con muốn được nghe Phật dạy cho chúng con về cõi nước thanh tịnh của Phật và xin Phật dạy cho chúng con trên đường tu hành muốn xây dựng cho mình cõi Phật thanh tịnh thì phải làm sao?
5.- Phật dạy: Bảo Tích và các trưởng-giả tử hảy lắng nghe. Hôm nay Như Lai sẽ
dạy cho các Ông về vấn đề xây dựng cho mình có được cõi Phật thanh tịnh.
Này Bảo Tích: Mọi tầng lớp chúng sinh chính là cõi Phật thanh tịnh của Bồ Tát. Vìsao? Vì Bồ Tát dựa trên công hạnh giáo hóa chúng sanh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự điều phục chúng sanh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự bồi dưỡng trí tuệ cho chúng sanh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự gieo trồng Phật chủng cho chúng sanh mà Bồ Tát có được cõi Phật thanh tịnh.
Này Bảo Tích: Bồ Tát có được cõi Phật thanh tịnh là dựa trên công hạnh làm lợi lạc cho chúng sanh. Ví như người muốn xây cất lâu đài phải xây nền móng trên đất vậy. Nếu không có đất, không thể xây cất lâu đài. Lại cũng ví như hoa sen. Sen không mọc trên đỉnh núi đá cao trơ trọi. Sen và hoa sen phải được mọc và trổ tự bùn lầy.
Bồ-Tát cũng như vậy, do làm lợi lạc cho chúng sanh mà Bồ Tát có được cõi
Phật thanh tịnh và nhận thấy cõi nước ấy.
Này Bảo Tích, Ông nên biết:
Bồ Tát xây cõi Phật cho mình cõi Phật bằng TRỰC TÂM; vì vậy khi thành Phật không còn chất lòn cúi, nịnh bợ ở con người.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng THÂM TÂM; vì vậy khi thành Phật, đầy đủ tất cả công
đức lành.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng BỒ ĐỀ TÂM; vì vậy khi thành Phật, Phật chỉ nói pháp
Đại thừa.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng việc làm BỐ THÍ; vì vậy khi thành Phật, viên mãn hạnh xã ly.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng công đức TRÌ GIỚI; vì vậy khi thành Phật, thập thiện nghiệp đạo viên mãn.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng hạnh NHẪN NHỤC; vì vậy khi thành Phật, có đủ 32 tướng hảo trang nghiêm.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng sức TINH TẤN; vì vậy khi thành Phật, chỉ có phát triển công đức lành
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng THIỀN ĐỊNH; vì vậy khi thành Phật, thường bất loạn trong sự nhiếp tâm.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng TRÍ TUỆ; vì vậy khi thành Phật, cõi nước chỉ có chúng sanh chánh định.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng TỨ VÔ LƯỢNG TÂM; vì vậy khi thành Phật, từ, bi, hỷ, xã thành tựu viên mãn.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng TỨ NHIẾP PHÁP; vì vậy khi thành Phật, có đầy đủ
chánh pháp để hóa độ chúng sanh.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng PHƯƠNG TIỆN; vì vậy khi thành Phật, vận dụng cách
độ sanh tùy ý.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng 37 PHẨM TRỢ ĐẠO; vì vậy khi thành Phật, pháp Tứ niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Giác chi và Bát chánh đạo đầy đủ.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng sự THUYẾT PHÁP, dạy cho mọi người dứt trừ nhân
BÁT NẠN; vì vậy khi thành Phật, không còn cái nhân sanh trong tam đồ.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng TỰ GIỮ GIỚI HẠNH, KHÔNG CHÊ BAI CHỖ SAI KHUYẾT của người khác; vì vậy khi thành Phật không có cái từ phạm giới.
Bồ Tát xây dựng cõi Phật bằng THẬP THIỆN NGHIỆP; vì vậy khi thành Phật không chết yểu, phạm hạnh toàn vẹn, lời nói chắc thật, ngôn âm dịu dàng, quyến thuộc thân thương, hòa giải khéo léo không có tật đố, không có phẫn nộ, mọi cử chỉ hành động đều lợi ích cho chúng sanh.
Như thế đó Bảo Tích! dựa trên trực tâm mà phát hạnh, do phát hạnh mà được thâm tâm. Do thâm tâm mà ý được điều phục. Do ý điều phục mà việc làm đúng lời nói. Do lời nói và việc làm đúng mà được hồi hướng. Do hồi hướng mà có phương tiện. Do phương tiện mà hóa độ chúng sanh. Do hóa độ chúng sanh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Do cõi Phật thanh tịnh mà thuyết pháp thanh tịnh. Do thuyết pháp thanh tịnh mà trí tuệ thanh tịnh. Do trí tuệ thanh tịnh mà tâm thanh tịnh. Do tâm thanh tịnh mà có tất cả công đức thanh tịnh.
Như thế đó Bảo Tích! Bồ Tát muốn có cõi Phật thanh tịnh thì phải tu sửa tâm mình thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì Bồ Tát có được cõi Phật thanh tịnh.
6.- Lúc bấy giờ Ông Xá Lợi Phất khởi ý hoài nghi rằng: Nếu tâm Bồ Tát thanh tịnh thì có cõi nước Phật thanh tịnh; vậy Thế Tôn ta xưa
kia khi tu nhân, hành Bồ Tát hạnh có lẽ nào tâm không thanh tịnh hay sao mà cõi Phật ngày nay không thanh tịnh như thế này.
Phật biết ý niệm hoài nghi của Ông Xá Lợi Phất, liền bảo:
Xá Lợi Phất! Ông nghĩ thế nào? Mặt trời, mặt trăng há chẳng sáng sao? Thế mà những ng ười mù không thấy ? Ông Xá Lợi Phất thưa: Bạch Thế Tôn, có. Mặt trời, mặt trăng vẫn sáng nhưng người mù không thấy, lỗi tại mắt họ mù!
Phật dạy: Xá Lợi Phất! Do vì tội chướng của chúng sanh làm cho chúng sanh không thấy cõi nước thanh tịnh trang nghiêm của Phật; chứ không phải cõi nước của Phật không thanh tịnh trang nghiêm.
Xá Lợi Phất! cõi nước của Phật vốn thanh tịnh tại Ông không thấy.
Bấy giờ Trời Loa Kế Phạm Vương nói với Ông Xá Lợi Phất: Ông đừng nghĩ như vậy, không nên cho rằng cõi Phật của Thế Tôn ta không thanh tịnh. Chính tôi thấy cõi Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh như cung của Trời Tự Tại; như cõi nước của chư Phật trong m ười phương. Ông Xá Lợi Phất nói:
Tôi thấy cõi này gò nỗng, gai gốc, núi non, rừng rú và nhiều những thứ cấu uế.
Loa Kế Phạm Vương nói: Tại vì tâm của Ngài còn phân biệt thấp cao cho nên Ngài thấy cảnh giới có thấp cao, gò nỗng. Tại Ngài không xử dụng tuệ nhãn cho nên Ngài thấy cõi nước Phật không thanh tịnh! Thưa Ngài Xá Lợi Phật! Bồ Tát nhìn thấy tất cả chúng sanh bằng cái thấy bình đẳng. Phát xuất từ thâm tâm thanh tịnh và xử dụng trí tuệ thanh tịnh thì Ngài s ẽ thấy cõi nước Phật thanh tịnh.
Bấy giờ đức Phật dùng ngón chân ấn xuống đất, tức thì ba ngàn đại thiên thế giới hiển hiện trang nghiêm đẹp đẽ như muôn ngàn thứ trân bảo hợp thành, chẳng khác gì cõi nước của đức Phật Bảo Trang nghiêm kết hợp bằng vô lượng bảo trang nghiêm công đức.
Đại chúng xem thấy hớn hở vui mừng và tán thán là việc thế gian chưa từng có. Mọi người bỗng nhiên tự thấy mình đang ngồi trên tòa sen báu.
Phật bảo: Xá Lợi Phất! Ông đã thấy cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh ấy chưa? Bạch Thế Tôn! Ông Xá Lợi Phất thưa: Đúng vậy. Thế Tôn, việc này từ trước đến
nay con chưa từng thấy và cũng chưa đư ợc nghe.
Xá Lợi Phất: Cõi nước của ta thường thanh tịnh trang nghiêm như thế. Chỉ vì người nghiệp chướng nặng nề, phước đức mỏng manh mà thấy toàn những cảnh bất tịnh nhơ xấu. Cũng như số chư Thiên cùng thọ dụng một bát quí đựng cơm, vậy mà tùy phước đức của mỗi chư Thiên mà màu cơm và mùi hương có khác.
Xá Lợi Phất! Nếu tâm của người thanh tịnh thì nhìn thấy cõi nầy là cõi vô lượng công đức trang nghiêm thanh tịnh.
Đang lúc Phật hiện cõi nước trang nghiêm thanh tịnh và dạy về chânlý liễu nghĩa thượng thừa này thì Bảo Tích và năm trăm trưởng giả tử cùng thể nhập được vô sanh pháp nhẫn. Rất nhiều người phát tâm cầu vô thượng Bồ Đề; nhiều hàng Trời, người tỏ ngộ pháp hữu vi vô thường, xa lìa trần cấu, tâm ý rỗng rang trong sáng.
Đức Phật thâu nhiếp thần lực, thế giới Ta Bà trở lại trạng thái cũ, vẽ đẹp trang nghiêm thanh tịnh không còn.
TRỰC CHỈ
1.- Phật quốc là cõi nước Phật. Nói cách khác là cảnh giới của người tỉnh thức hoàn toàn và giác ngộ chân lý trọn vẹn.
Cõi nước Phật không ở cao cũng chẳng phải ở xa. Cõi nước Phật tại tâm người. Tâm người dứt hết các vô minh phiền não, tâm người sáng suốt giác ngộ chân lý trọn vẹn và sống đúng chân lý thì tâm đó là Phật. Người có tâm Phật ở đâu thì cõi nước đó trở thành cõi nước Phật là Phật quốc.
Thế cho nên cõi Ta bà đối với chúng sanh là cõi chúng sanh phải chịu nhiều khổ lụy bất bình. Vậy mà đối với đức Thích Ca Mâu Ni Phật thì ngay nơi cõi Ta bà trở thành Phật quốc đẹp đẻ trang nghiêm thanh tịnh: “Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh”. Hể tâm người thanh tịnh thì có cõi Phật thanh tịnh.
2.- Danh hiệu của Bồ Tát tiêu biểu cho đức độ và hạnh nguyện của vị Bồ Tát đó.
Đẳng Quán Bồ Tát là vị Bồ Tát thường xử dụng quán trí nhận thức bên mặt “bình
đẳng” trên phương diện bản thể chung cùng.
Bất Đẳng Quán Bồ Tát là vị Bồ Tát thường xử dụng quán trí nhận thức vạn pháp bên mặt “sai biệt” trên phương diện hiện tượng tùy duyên.
Đẳng Bất Đẳng Quán Bồ Tát là vị Bồ Tát vận dụng quán trí toàn diện nhận thức vạn pháp cả hai mặt bản thể và hiện trạng, bình đẳng lẫn sai biệt.
Ngài…
Tất cả Bồ Tát qua danh hiệu, người học Phật có thể nhận biết tổng quát về các
3.-Phật nhận 500 cây lọng của các trưởng-giả tử cúng dường. Phật dùng sức thần hợp 500 cây lọng thành một. Hiện tượng này, nhằm dạy cho
đại chúng bài pháp: “Tất cả là một” và “Một là tất cả”.
Hiện tượng vạn pháp duyên sanh nhiều vô lượng. Nhưng bản thể của chúng thì chung cùng. Trong một cái nầy có chất liệu của cái kia. Trong những cái kia có chất liệu của một cái nầy.
Tam thiên đại thiên thế giới và cõi nước của chư Phật mười phương hiện rõ trong cây lọng. Sự kiện đó đức Phật muốn dạy cho đại chúng bài pháp: “Nhất chơn pháp giới” và “Pháp giới bất nhị”.
Khi mê thì tứ Thánh lục phàm có ranh giới. Có khổ có vui. Nhưng nhìn pháp giới qua Phật nhãn, qua sức thần Phật thì pháp giới trở thành nhất chơn, xóa hết ranh giới phân chia và ngăn cách.
Người đời mơ ước cái “Thế giới đại đồng” nguyên tắc chung cũng gần giống như vậy. Khi con người “Giác ngộ” thân thương nhau như ruột thịt thì bờ cõi đất nước còn ngăn ranh cắt giới để làm gì.
4.- Các trưởng giả tử vì quá kính mộ, nói kệ tán thán Phật. Việc làm đáng khen. Nhưng những lời lẽ tán thán đó, chẳng khác nào trẻ con khen ngọc kim cương đẹp. Làm sao lũ trẻ hiểu hết được giá trị màu sắc cúa ngọc kim cương.
5.-Muốn có cõi Phật thanh tịnh trước phải tịnh tâm. Tâm thanh tịnh thì có cõi Phật thanh tịnh.
Muốn xây dựng cõi Phật, Bồ Tát phải dựa nơi chúng sanh. Chúng sanh là cơ sở để Bồ Tát xây dựng cõi Phật cho miønh. Bồ Tát rời chúng sanh thì không còn đối tượng để thi thố Bồ Tát hạnh.
Xây lâu đài phải xây trên đất, cũng như hoa sen đẹp phải mọc từ bùn. Do có chúng sanh, do sự điều phục và giáo hóa chúng sanh, Bồ Tát xây dựng cho
mình một lâu đài Phật quốc. Dựa trên cơ sở chúng sanh Bồ Tát có thể thực hiện.
Trực tâm, Thâm tâm, Bồ đề tâm, Tứ vô lượng tâm, Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục,Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ… Đó là chất liệu, Bồ Tát xây dựng nên cõi Phật.
6.- Cõi Phật của đức PhậtThích Ca vẫn trang nghiêm thanh tịnh không kém gì cõi nước của chư Phật mười phương. Thế mà Ông Xá Lợi Phất lại thấy không thanh tịnh chẳng trang nghiêm.
Cái ví dụ người mù đứng dưới ánh nắng ban mai trước cảnh trăm hoa đua nở mà chàng ta không thể thấy sáng, cũng chẳng có gì đẹp đẽ tí nào.
Lỗi tại ai? Mọi người đã rõ.
Theo: http://www.daophatngaynay.viettt.com
0 nhận xét:
* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!