1. Cội gốc đưa đến chiến tranh
Chúng ta phải hiểu rõ rằng, hết thảy nỗi thống khổ của chiến tranh từ đâu mà có? Không có điều gì là không có nhân quả. Quá khứ tạo nhân bát khổ, thì hiện tại phải chịu quả bát khổ. Hiểu được quan hệ của nhân quả thì biết ngay kiếp can qua cũng là một loại quả báo. Nhưng có một số người không tin vạn pháp đều có lý nhân quả. Bởi không học Phật, cho nên họ không tin lý nhân quả. Không tin nhân quả, vậy can qua nguyên nhân do đâu? Trí tuệ của phàm phu chỉ biết được hiện tại. Cách nhìn của phàm phu thế gian và cách nhìn của Thánh nhân căn bản không giống nhau. Cách nhìn của phàm phu chia làm hai loại: thứ nhất, họ cho rằng kiếp can qua là do bọn xâm lược chủ nghĩa đến quốc gây ra, muốn chinh phục thế giới mà gây nên chiến tranh. Cách nhìn thứ hai, họ cho rằng do bọn dã tâm trong nước không giữ bổn phận, nhiễu loạn trị an nội bộ, tạo phản dẫn đến đánh nhau, nên đã xảy ra kiếp nạn can qua. Phàm phu thường tình cho hai điều này chính là nguyên nhân gây nên chiến tranh. Thật ra, đây hoàn toàn không phải là nguyên nhân chính, chẳng qua chỉ là một trợ duyên mà thôi. Kiếp can qua là duyên, vậy thì nhân của nó ở đâu? Điều này không phải là cái mà kẻ thường tình có thể hiểu được, phải là bậc Thánh trí tuệ siêu xuất mới có thể thông tỏ.2. Trí tuệ bậc thánh có thể thấy được quá khứ
Phật Pháp vô biên. Chỉ có Phật giáo mới có thể nói rõ được nguyên nhân vì sao xảy ra chiến tranh. Chúng ta đưa ra một ví dụ: Gieo hạt giống dưa xuống đất, đó gọi là nhân. Sau hạt giống nảy mầm, lớn lên ra trái, gọi đó là quả. Trợ duyên chính là điều kiện sinh trưởng. Giống như sau khi gieo hạt giống xuống, phải tưới nước, bón phân, có ánh sáng mặt trời mới sinh ra quả. Cho nên, chắc chắn có nhân, có duyên mới có quả. Như vậy, xem ra rõ ràng hơn rất nhiều. Thấy quả thì biết ngay nhân, giống như thấy dưa thì biết ngay dưa là từ hạt giống dưa mà có. Hiện tại, sở dĩ bị quả báo chiến tranh, là do đời trước tạo nhân chiến tranh. Quý vị phải biết, quả báo của chiến tranh là chết chóc, thì nhân của nó chắc chắn phải là nhân giết chóc. Lại thêm trợ duyên của bọn dã tâm và chủ nghĩa đế quốc, nên đã xảy ra quả báo chiến tranh. Nhưng rất tiếc, phàm phu không biết được nhân này, chỉ có Phật, Bồ tát mới hiểu rõ được. Điều này không phải nói dóc hay suy đoán. Phật, Bồ tát có thiên nhãn thông, cho nên thấy rất rõ nhân quả của chiến tranh, thấy được chúng sinh từ xưa đến nay luôn tạo nghiệp sát, không ai là không sát sinh. Và sát sinh được phân làm hai: một là trực tiếp giết, hai là gián tiếp giết. Tạo hai nghiệp sát này, lâu này gặp duyên tất kết thành quả chiến tranh. Vậy thì, thế nào là trực tiếp giết và gián tiếp giết? Đồ tể trực tiếp giết heo, dê, bò gọi là trực tiếp giết. Vì ngày nào chúng ta cũng ăn thịt nên đồ tể mới giết. Vì chúng ta họ mới giết, nên gọi là gián tiếp giết. Hai loại này đều là nhân sát.
3. Thủ phạm giết chính
Mọi người đều cho rằng, tội của người giết nặng còn tội của người ăn nhẹ, điều này không đúng. Luật pháp chính phủ, phạm tội cũng chia làm hai loại, đó là chủ phạm và tòng phạm.
Chủ phạm chính là tự tay mình làm, tòng phạm là hùa theo. Vậy thì người trực tiếp giết là chủ phạm hay là người ăn là chủ phạm? Điều này không nhất định. Thí như lúc đồ tể giết heo đi bán, lúc này đồ tể chính là chủ phạm, người mua thịt là tòng phạm. Nhưng thịt không đủ bán, người mua thịt nhiều quá, đồ tể bèn giết thêm, lúc này người mua thịt trở thành chủ phạm, và đồ tể là tòng phạm. Cho nên, có nhân như thế nào thì mỗi người tự chịu quả báo như thế ấy. Người thời nay không tin lý nhân quả báo ứng bằng người xưa. Trước đây, không những dân lành sợ nhân quả, mà ngay cả kẻ đồ tể cũng sợ nhân quả báo ứng, nên lúc sắp giết heo, miệng họ luôn nói thế này: “Heo này! Heo này! Mày đừng hận tao, mày là món ăn của thế gian, họ không ăn tao không giết, mày hãy đòi nợ người ăn thịt ấy!”. Bạn xem, chẳng phải người giết heo cũng sợ heo đến đòi mạng sao? Và rốt cuộc heo đòi nợ người ăn hay là đòi nợ người giết? Tục ngữ có câu nói rất hay: “Oan có gia trái có chủ”. Cho nên ăn có quả báo của ăn, giết có quả báo của giết.
4. Tình cảnh của chiến tranh
Nói đến đây, chúng ta đã hiểu rõ được nguyên do đưa đến chiến tranh. Vậy thì rốt cuộc chiến tranh đáng sợ ra sao? Có người đã từng sống trong chiến tranh, nhưng thời gian qua lâu cũng quên mất. Có người chưa từng chứng kiến, không biết sự đáng sợ của chiến tranh là gì, cho nên nay chia tình huống của
chiến tranh làm bốn loại để thuyết minh.
Thứ nhất: giết người
Thời xưa lúc đánh nhau, nhân dân sống chết cùng với binh lính. Một khi đối phương chiếm thành thì nhân dân vô tội cũng bị giết như binh lính. Việc “đổ thành bi thảm” chính là như thế.
Có người sẽ nói: “Thời xưa đã qua rồi, bây giờ không còn chuyện “làm cỏ cả thành” nữa”. Nên biết chiến tranh hiện tại là chiến tranh “quy mô lớn”, còn ghê gớm, bi thảm hơn thời xưa nhiều. Bây giờ nước A chế bom nguyên tử thì nước B cũng chế bom nguyên tử. Vậy thì thử nghĩ, mục đích của việc chế tạo bom nguyên tử là để dùng vào việc gì? Có phải cất bom mãi trong kho không? Giả như một trái bom từ trên không rơi xuống thì ai có thể bảo đảm chắc chắn mình không bị chết trong khói lửa?
Thứ hai: phóng hỏa
Từ xưa đến nay, hễ có chiến tranh là có lửa cháy. Thời nay có đủ thứ vũ khí chuyên dùng để đốt phá đối phương như bom dầu, bom cháy... Một khi phát cháy, nếu không chết người thì cũng đốt hết nhà cửa, tài sản.
Thứ ba: nhà tan
Mọi người vì muốn tránh thương vong chiến tranh nên phải bỏ chạy, cho nên nhà tan cửa nát.
Thứ tư: loạn lạc
Pháo hỏa ầm ầm bên mình, mọi người đều vội vàng bỏ chạy. Tay dắt con, tay bế cháu, ùn ùn chật cả bến xe, đường xá. Xe chạy rồi, tai nghe tiếng con khóc cũng chẳng biết làm gì. Cha mẹ, vợ chồng, anh em đều ly tán. Tình trạng chiến tranh là như thế.
Hiện tại, tuy chiến tranh còn chưa xảy ra, nhưng nhân chiến tranh đã tạo quá lâu rồi, một mai gặp duyên tất sẽ bạo phát. Và khi duyên chiến tranh còn chưa đến, tạm thời cũng có biện pháp cứu vãn. Nhưng phần nhiều người ta không tin nhân quả, nên thương cũng chẳng giúp được gì. Người xưa nói: “Hòa khí đưa đến an lành, hung ác dẫn đến tai ương”. Nghĩa là: Hòa khí sẽ an lành, tốt; hung ác mang tai họa, xấu. Oan hồn chắc chắn sẽ đến đòi mạng. Những lời của người đồ tể như đã nói trên, bạn thử nghĩ xem, muốn đòi nợ người ăn thịt, bởi nợ nó quá lâu, nó phải đòi. Đòi nợ gì? Đó chính là kiếp can qua.
Nói đến đây e mọi người còn chưa tin, đưa ra thêm một sự thật nữa để chứng minh: đời nhà Tống, có một cao tăng sau khi nhập định, quán sát biết được huyện An Dương sắp xảy ra chiến tranh. Vào thời vua Tống Huy Tông, Kim binh phương Bắc đánh xuống phía Nam. Đến đâu Kim Binh cũng tàn sát, đốt phá tan hoang, nhất là huyện An Dương, tỉnh Hà Nam bị tai họa tổn hại nặng nề nhất.
Bấy giờ, ở An Dương có một vị cao tăng nhập định quán sát được việc nhân quả. Người An Dương không biết tai nạn thảm hại như thế nguyên nhân do đâu, nhưng chắc chắn là phải có duyên cớ, liền đi thỉnh vấn vị cao tăng ấy. Cao tăng bèn nói với mọi người: “Bởi quá khứ người An Dương tạo nghiệp sát nhiều hơn những nơi khác, nên đời nay bị quả báo chiến tranh nặng hơn các nơi khác. Nhưng sự báo ứng của nghiệp sát này chưa hết, tai hại của chiến tranh vẫn còn tiếp tục xảy ra. Quý vị mau mau hồi tâm chuyển ý giới sát ăn chay, mới có thể giảm nhẹ quả báo ác trong tương lai!”. Nhưng người An Dương đều không tin lời của cao tăng, vẫn cứ sát sinh như cũ. Sau này, mấy năm liên tục, binh lửa liên miên, người An Dương đều bị sát hại thảm khốc. Về sau mới tin lời của vị cao tăng này là đúng, nhưng đã quá trễ. Công án này đã chứng minh cho sát sinh là nhân, chiến tranh là quả.
5. Thứ tự của giới sát
Giới sát là biện pháp căn bản để dập tắt chiến tranh. Hiện tại, kiếp can qua đã bày ra trước mắt. Chiến tranh là do nhân sát hại mà ra. Chúng ta cần phải dứt ngay nhân sát, nghĩa là “giới sát” để tránh nỗi đau khổ bị chiến tranh cho tương lai. Đây là biện pháp căn bản.
Lại nữa, chiến tranh là “cộng nghiệp”, nhưng cũng có “biệt nghiệp” trong cộng nghiệp. Nghĩa là, tất cả mọi người đều tạo nghiệp sát, chỉ có ta không sát thì ta sẽ không bị quả báo khổ chung với mọi người. Nhưng chúng ta thường nghe nói: “Tôi không làm đồ tể, tôi cũng không sát sinh, nhưng bắt tôi không ăn thịt thì không thể được, phải làm thế nào?”. Bạn không sát sinh, rất tốt! Vậy tôi sẽ bày cho bạn một cách. Bởi vì tai nạn chiến tranh có ba tầng bậc, công đức giới sát cũng có ba tầng bậc. Công đức bậc thượng sẽ dứt trừ tai nạn bậc thượng, công đức bậc trung sẽ dứt trừ tai nạn bậc trung, công đức bậc hạ sẽ dứt trừ tai nạn bậc hạ.
Công đức bậc thượng là trường trai. Nếu không làm được cũng cần phải thấy quả sợ nhân. Công đức bậc trung là tháng 6, tháng 12, mỗi tháng đều phải ăn chay. Vậy nếu vẫn không làm được thì làm công đức bậc hạ. Công đức bậc hạ là mỗi tháng ăn chay 10 ngày, 6 ngày và các ngày vía của chư Phật, Bồ tát, ít nhất cũng phải ăn “tam tịnh nhục”.
Thế nào gọi là tam tịnh nhục? Tam tịnh nhục là không thấy giết, không nghe tiếng kêu, không phải giết cho mình ăn. Có một tiệm cơm chay treo câu đối rất lý thú. Câu trên: “Một ngày ăn chay, thiên hạ giết nhau ta không bị”. Câu dưới: “Nợ có ai hay đội sừng mang lông xưa nay trả”. Nghĩa là: Ăn chay một ngày, ngày nay hàng vạn chúng sinh bị giết không có ta trong đó, đòi nợ trả nợ nào có mấy ai hay! Bạn xem hai sừng trên đầu trâu bò, từ xưa đến nay đều là đòi rồi trả, trả rồi đòi. Chúng ta thử nghĩ có đáng sợ không? Chí thành khuyên quý vị, để tiêu diệt tai kiếp chiến tranh đáng sợ khi còn chưa đến, hãy mau ăn chay, hãy mau giới sát!
Nên biết:
“Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.
Đây là lời nói thật!
Giới sát là biện pháp căn bản để dập tắt chiến tranh. Hiện tại, kiếp can qua đã bày ra trước mắt. Chiến tranh là do nhân sát hại mà ra. Chúng ta cần phải dứt ngay nhân sát, nghĩa là “giới sát” để tránh nỗi đau khổ bị chiến tranh cho tương lai. Đây là biện pháp căn bản.
Lại nữa, chiến tranh là “cộng nghiệp”, nhưng cũng có “biệt nghiệp” trong cộng nghiệp. Nghĩa là, tất cả mọi người đều tạo nghiệp sát, chỉ có ta không sát thì ta sẽ không bị quả báo khổ chung với mọi người. Nhưng chúng ta thường nghe nói: “Tôi không làm đồ tể, tôi cũng không sát sinh, nhưng bắt tôi không ăn thịt thì không thể được, phải làm thế nào?”. Bạn không sát sinh, rất tốt! Vậy tôi sẽ bày cho bạn một cách. Bởi vì tai nạn chiến tranh có ba tầng bậc, công đức giới sát cũng có ba tầng bậc. Công đức bậc thượng sẽ dứt trừ tai nạn bậc thượng, công đức bậc trung sẽ dứt trừ tai nạn bậc trung, công đức bậc hạ sẽ dứt trừ tai nạn bậc hạ.
Công đức bậc thượng là trường trai. Nếu không làm được cũng cần phải thấy quả sợ nhân. Công đức bậc trung là tháng 6, tháng 12, mỗi tháng đều phải ăn chay. Vậy nếu vẫn không làm được thì làm công đức bậc hạ. Công đức bậc hạ là mỗi tháng ăn chay 10 ngày, 6 ngày và các ngày vía của chư Phật, Bồ tát, ít nhất cũng phải ăn “tam tịnh nhục”.
Thế nào gọi là tam tịnh nhục? Tam tịnh nhục là không thấy giết, không nghe tiếng kêu, không phải giết cho mình ăn. Có một tiệm cơm chay treo câu đối rất lý thú. Câu trên: “Một ngày ăn chay, thiên hạ giết nhau ta không bị”. Câu dưới: “Nợ có ai hay đội sừng mang lông xưa nay trả”. Nghĩa là: Ăn chay một ngày, ngày nay hàng vạn chúng sinh bị giết không có ta trong đó, đòi nợ trả nợ nào có mấy ai hay! Bạn xem hai sừng trên đầu trâu bò, từ xưa đến nay đều là đòi rồi trả, trả rồi đòi. Chúng ta thử nghĩ có đáng sợ không? Chí thành khuyên quý vị, để tiêu diệt tai kiếp chiến tranh đáng sợ khi còn chưa đến, hãy mau ăn chay, hãy mau giới sát!
Nên biết:
“Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.
Đây là lời nói thật!
6. Nhân quả có thể thay đổi định luật nhân quả
a. Định luật nhân quả không mất
Chắc chắn có người sẽ nghĩ: “Nhân quả mà thay đổi được thì không hợp với lý nhân quả trong đạo Phật”. Đạo Phật nói có nhân có quả, lý nhân quả không bao giờ mất, tại sao lại nói nhân quả có thể thay đổi? Đúng, đạo lý nhân quả không bao giờ mất. Trong kinh cũng có một bài kệ rằng: “Cho dù trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo ra hãy còn. Lúc gặp phải nhân duyên, quả báo phải nhận chịu”. Nghĩa là: Giả sử có trải qua trăm ngàn kiếp đi nữa, một thời gian lâu dài như thế, thì những nghiệp tốt xấu mà mỗi người ra tạo cũng không mất. Nên biết, giữa nhân và quả còn có cái duyên, khi nhân gặp duyên thì mình vẫn phải chịu quả báo.
b. Định luật nhân quả không thể đánh đổi
Chắc chắn có người sẽ nghĩ: “Nếu đời trước tạo ác quá nhiều, hôm nay làm nhiều việc thiện để bù lại e cũng không được”. Đúng, không được. Bởi vì định luật nhân quả là không thể đánh đổi. Thiện có thiện báo, ác có ác báo, đây là định luật tất nhiên. Giống như trên một mảnh đất, cùng một lúc gieo hai giống dưa và đậu. Sau này dưa nhất định ra dưa, đậu nhất định ra đậu. Dưa không thể ra đậu, đậu cũng không thể ra dưa. Nhưng hiện tại lại nói nhân quả có thể thay đổi, là thay đổi thế nào?
7.Biết nhân, dứt duyên, quả thay đổi
Phải hiểu rõ sự lý.
Quý vị nên biết: nhân là nhân, duyên là duyên, quả là quả. Chia làm ba đoạn như thế để thuyết minh. Nhân nhờ duyên mới ra quả. Điều mà hiện tại muốn nói là duyên. Thế nào gọi là duyên? Chúng ta thử nghĩ, chiến tranh có xảy ra không? Chắc chắn quý vị sẽ trả lời: không xảy ra. Đó là duyên của chiến tranh chưa đến. Lúc mà duyên chưa thành thục thì mới có thể thay đổi nhân quả. Nếu đoạn được duyên chiến tranh khi còn chưa thành thục thì có thể thay đổi được quả báo chiến tranh. Nhưng một khi duyên chiến tranh đã chín muồi thì không có cách gì cứu được, bởi quá khứ cộng nghiệp tạo duyên đã chín mùi. Dù bạn có thần thông quảng đại cũng không cách gì giải quyết nổi.
a. Phải vận dụng phương pháp
Vậy thì khi duyên chiến tranh còn chưa chín muồi, phải dùng cách gì để cứu vãn? Phải dùng phương pháp “tăng thượng duyên” tiêu diệt, như bác sĩ trị bệnh “tùy bệnh cho thuốc” vậy. Nếu bệnh nhân bị sốt thì phải cho thuốc giải nhiệt, bệnh nhân mắc chứng hàn thì phải cho Ôn Bổ Tể. Cho nên, đối bệnh cho thuốc đúng là lương dược. Giả như bệnh nhân bị sốt lại cho thuốc bổ, bị mắc chứng hàn lại cho thuốc giải nhiệt. Bác sĩ như thế là đã giết người ta mất rồi. Nên biết quả báo bị chiến tranh là đời trước đã tạo nhân sát, cho nên phải chịu quả báo bị giết. Hiện tại, chỉ cần dứt nhân sát thì không có duyên sát; không có duyên sát thì không có quả báo bị sát. Như thế sẽ không có chiến tranh.
Vấn đề dứt duyên, nếu mọi người vẫn còn chưa hiểu, ngay đây sẽ đưa ra một câu chuyện để dẫn chứng:
Ngày xưa, ở làng nọ có một ngôi chùa, có một pháp sư giảng kinh ở đó. Trong hội chúng có một người đã từng tạo đại ác nghiệp. Sau khi nghe kinh xong bèn hỏi pháp sư rằng: “Ngày xưa con sát sinh hại mạng, đã tạo đại ác nghiệp. Bây giờ phải làm thế nào?”. Pháp sư dạy rằng: “Phải chân thành phát lồ sám hối. Hiện tại quả còn chưa đến, đoạn duyên có thể kịp”. Nhưng người này chỉ biết có nhân và quả, không hiểu lý duyên sinh. Pháp sư bèn phương tiện khéo léo, đưa cho anh ta một bọc giống cỏ gai, bảo anh ta vãi trên hai luống đất trống phía Đông Tây sau chùa, và nói: “Hạt gai vãi trên luống đất phía Đông, chỉ vãi tro, không tưới nước. Hạt gai vãi trên luống đất phía Tây ngày nào cũng tưới nước”. Pháp sư lại dặn dò: “Cứ mỗi 5 ngày đi chân trần dẫm tới dẫm lui trên luống một lần, hai luống Đông Tây cũng đều như thế!”.
Người này lần đầu dẫm trên cả hai luống, nhưng không thấy có cảm giác gì. Pháp sư lại bảo anh ta: “Luống phía Tây vẫn cứ tưới nước mỗi ngày, còn luống phía Đông vẫn như cũ, không tưới”. Cách 5 ngày sau, cũng chân trần hai bên đều dẫm. Lại cách 5 ngày nữa, người này cũng vẫn như thế dẫm tới dẫm lui. Lúc này, anh ta bỗng thấy những hạt gai ở luống đất phía Tây đã nứt mầm. Lại qua 5 ngày sau, thấy mầm đã lớn hơn 3 tấc và đã ra hoa vàng, anh ta vẫn cứ dẫm tới dẫm lui. Lại qua 5 tuần sau nữa, trên luống phía Tây không thể đi chân đất được nữa, vì gai chích không đi được. Pháp sư bèn hỏi: “Lúc đi trên luống đất phía Đông con có cảm giác thế nào?”. Người ấy trả lời: “Không có cảm giác gì!”. Pháp sư lại hỏi: “Cả hai luống đất đều vãi giống gai, tại sao luống đất phía Đông dẫm được, mà luống phía Tây không dẫm lên được?”. Lúc này, anh ta mới vỡ lẽ. Thì ra, luống đất phía Đông chỉ vãi tro không tưới nước, vì đoạn mất duyên nên mất tác dụng. Còn luống đất phái Tây ngày ngày đều tưới nước. Tăng thượng duyên nước này đã sinh ra sức mạnh. Cho nên, rõ ràng là cùng gieo giống, nhưng luống phía Đông không nảy mầm mà luống phía Tây lại rất xanh tốt. Đây chính là lý nhân quả có thể chuyển đổi. Có duyên thì sinh, không duyên thì diệt.
b. Tầng cấp thứ tự đoạn duyên
Phải dùng cách gì để đoạn duyên? Thứ tự đoạn duyên có thể chia làm thượng, trung, hạ ba cấp công phu. Công phu bậc hạ là bắt đầu từ hôm nay không sát sinh nữa, ăn tam tịnh nhục – ăn thịt không thấy giết, không nghe tiếng kêu, không phải giết cho mình ăn. Công phu bậc trung là không những không sát sinh mà còn trường trai, làm được như thế là đã bằng với A-la-hán tự lợi. Công phu bậc thượng là không những không sát, trường trai mà còn tiến thêm một bước là phóng sinh cứu mạng. Hạng người này đã bằng với Bồ tát lợi tha. Ba cấp công đức trên có thể tùy duyên lượng sức mà làm. Bây giờ chúng ta phân biệt thêm như sau:
* Công phu bậc hạ đoạn duyên giới sát, dễ hành, nghĩa là tùy duyên tiêu nghiệp cũ, không tạo thêm nghiệp mới.
Chúng ta giải thích công phu bậc hạ dễ hành trước. Phải hành từ đoạn duyên giới sát. Cổ đức có hai câu kệ rằng: “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, không tạo thêm nghiệp mới”. Nghĩa là: Có thịt thì ăn, không thịt thì thôi. Tùy duyên thì sẽ tiêu trừ tội cũ, nhất thiết không nên vì thèm thịt mà lại sát sinh hại mạng, tạo thêm nghiệp mới để rồi bị tai ương.
Trong Đại Tạng Kinh có bộ luận Bà-sa. Trong đó có câu rằng: “Nếu trì trai giữ giới trong một ngày đêm, thì trong các đời tới, chắc chắn không bị gặp ác báo chiến tranh”. Bạn xem, công đức trì trai giữ giới chỉ có một ngày đêm mà lại lớn như vậy, huống hồ gì công đức trường trai không sát cả đời, chẳng lẽ không lớn sao? Nói đến đây, có lẽ có người sẽ hỏi: “Nghe thầy nói không sát sinh tránh được ác báo cho đời sau, nếu mong đời này không bị có được không?”. Câu trả lời của tôi là được. Có một câu chuyện có thể làm chứng:
Ngày xưa, có một người đáp thuyền đi xa. Trên thuyền, thấy trong thùng của chủ thuyền có hai con cá đang bơi lội rất vô tư, có thể đến trưa sẽ bị giết thịt. Người ấy mới nói với chủ thuyền: “Anh bán hai con cá này cho tôi đi!”. “Được!” – Chủ thuyền nói – “Nhưng đắt lắm, hai con giá 300 đồng. Lúc nào anh muốn ăn, tôi sẽ làm thịt nấu nướng cho!”. Người ấy bèn lấy ra 300 đồng đưa cho chủ thuyền để mua hai con cá. Nhất thời không đành lòng ăn thịt chúng nên nói: “Hôm nay tôi không thích ăn cá, xin ông đừng nấu!”. Cách một ngày sau, chủ thuyền lại hỏi: “Hôm nay nấu cá cho anh nha?”. Người ấy bèn trả lời: “Đừng! Đừng! Hôm nay tôi ăn chay!”. Thật ra, anh ấy không có ăn chay, chẳng qua là anh ta thấy hai con cá bơi lội trong thùng dễ thương quá, cho nên không nỡ ăn thịt chúng. Giết chúng càng cảm thấy tội, cho nên mới nói dối mình ăn chay. Cuối cùng, anh ta thả cá xuống sông, trả tự do cho chúng.
Lại cách một ngày sau, thuyền đang giong buồm trên sông, bỗng cuồng phong nổi dậy, sóng cao ngút trời, cả thuyền đều sợ khiếp vía. Đang lúc quỳ lạy cầu cứu cứu mạng, bỗng nhiên từ trong mây ló ra hai chữ “giả chay”. Mọi người ai cũng thấy rất rõ. Có người hỏi lớn: “Trên thuyền chúng ta người nào giả ăn chay? Ai?”. Hỏi đến mấy lần như thế. Người ấy nghĩ: “Mình giả ăn chay, nhất định đã xúc phạm luật trời. Nếu giấu không nói, như thế không phải đã hại mọi người sao?”. Nên lập tức lớn giọng trả lời: “Là tôi! Là tôi!”. Mọi người đều nói: “Ngươi nhảy xuống đi!”. Rồi đẩy anh ta xuống nước. Lúc đó cũng kỳ lạ, không biết từ đâu trôi đến một miếng ván. Người bị đẩy xuống sông ấy lại an nhiên bám chặt tấm ván một cách vô sự. Một trận gió lớn đẩy anh vào bờ và được người cứu sống. Nhìn lại chiếc thuyền kia không chịu nổi sóng to gió lớn đã lật úp, toàn bộ người trên thuyền đều bị chìm nghỉm làm mồi cho cá. Chúng ta thử nghĩ xem, người giả ăn chay này, chỉ khởi lên một niệm từ tâm đã cứu sống được mình.
* Công phu bậc trung, đoạn duyên kiêm ăn chay, hơi khó hành.
Lại nói công đức công phu bậc trung. Không chỉ phải giữ giới sát đồng thời còn phải ăn chay, thực hành có khó hơn công đức bậc hạ một chút. Bởi lúc sinh ra, con người đã có thói quen ăn thịt, nên bỏ ăn thịt rất khó. Không đoạn được phải làm sao? Điều này cần phải quán tưởng mấy điều sau đây:
a. Lo sợ gặp phải chiến tranh
Xin hỏi mọi người có sợ chiến tranh xảy ra không? Nếu sợ, lúc đặt chén thịt trước mặt, mình nên quán: “Lúc con vật này bị người giết, nó sợ sệt thế nào thì giống như chiến tranh đến vậy. Vì muốn để tránh chiến tranh, tôi dứt khoát không ăn chén thịt này”. Đây là quán tưởng bước đầu.
b. Sợ bị bắt trói khi giặc cướp đến
Quán tưởng bước hai: Một mai chiến loạn xảy ra, giặc đến, nhân dân bị bắt, bị trói thật là đáng sợ. Lúc này nên quán tưởng: “Chén thịt này, con vật lúc bị người mua bắt trói dắt đi đáng thương biết bao. Vì để tránh sự bắt trói của giặc giã, tôi dứt khoát không ăn chén thịt này”.
c. Gia đình bị bắt trói, ly tán
Quán tưởng bước thứ ba: Mỗi gia đình đều đầy đủ lục thân quyến thuộc: cha mẹ, vợ chồng, anh em. Một khi bị giặc bắt trói dắt đi, sự bi thương gia đình ly tán, đau khổ biết bao. Lúc này nên quán: “Sau khi con vật bị người bắt trói dắt đi, hình ảnh tội nghiệp kêu gào của quyến thuộc của nó, chén thịt này tôi không nỡ ăn”.
d. Chính mình bị giết
Quán tưởng bước thứ bốn: Giả sử thân ta khi sắp bị người khác giết, bản thân mỗi người có muốn hay không? Lúc này nên quán tưởng: “Sự đổ máu của con vật khi bị giết, cho đến nỗi đau khổ khi bị hầm nấu, bằm xắt chiên nướng… Để tránh thân mình khỏi bị như thế, chén thịt này tôi thật không dám ăn nữa”.
Nếu quán được bốn bước này, không những không muốn ăn thịt mà còn tiến thêm một bước, là phát lồ sám hối những hành vi bất chánh trong quá khứ, đồng thời về sau phát nguyện trường trai.
* Công phu bậc thượng đoạn duyên phóng sinh. Khó mà dễ.
a. Vượt hơn xây tháp 7 tầng
Lại nói công đức bậc thượng. Ngoài đoạn duyên cần phải từ tâm phóng sinh. Nhà Phật có câu: “Cứu một chúng sinh phước hơn xây tháp 7 tầng”. Vậy xem ra, thì biết công đức cứu một chúng sinh to lớn nhường nào. Bởi tâm niệm của Phật lúc nào cũng muốn cứu độ chúng sinh, cho nên cứu một mạng chúng sinh, công đức lớn như báo đáp ân Phật. Tôi tin có người tất sẽ nghĩ: “Súc sinh tại sao lại có thể so sánh với người?”.
b. Tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc quá khứ, đều là Phật tương lai
Chúng ta nên biết, chúng sinh trong sáu đường đều là cha mẹ, vợ chồng, anh em của chúng ta. Sáu đường là: trời, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Bản tính của chúng sinh trong sáu đường này, xưa nay vốn thanh tịnh sáng suốt. Do từ vô thỉ, bị vô minh che đậy nên điên đảo mê lầm. Sống rồi chết, chết rồi sống trong sáu nẻo. Một lần đầu thai là một lần có cha mẹ, lục thân quyến thuộc khác. Từ vô lượng kiếp đến nay, quyến thuộc cha mẹ nhiều đến nỗi không thể tính đếm. Vì phàm phu, hễ đầu thai là bị mê cách ấm, tự mình không thấy ra được. Không thấy ra được thì làm sao biết? Nên biết lời này chính đức Phật nói ra. Đức Thích Ca Mâu Ni là bậc Thánh nhân, trí tuệ thấu biết sáng suốt, Phật nhãn thấy rất rõ ràng. Ngài nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, chúng sinh một khi gặp được Phật pháp, tín giữ phụng hành tức được thành Phật”. Cho nên nói: Tất cả là cha mẹ quá khứ cũng là chư Phật tương lai. Nếu giải thoát tính mạng cho chúng thì bạn chính là Bồ tát. Nên biết, không làm Bồ tát không thể thành Phật.
“Nhân tuy đáng sợ
Không duyên không sinh
Hạt gai tuyệt nước
Không thành cây gai”.
a. Định luật nhân quả không mất
Chắc chắn có người sẽ nghĩ: “Nhân quả mà thay đổi được thì không hợp với lý nhân quả trong đạo Phật”. Đạo Phật nói có nhân có quả, lý nhân quả không bao giờ mất, tại sao lại nói nhân quả có thể thay đổi? Đúng, đạo lý nhân quả không bao giờ mất. Trong kinh cũng có một bài kệ rằng: “Cho dù trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo ra hãy còn. Lúc gặp phải nhân duyên, quả báo phải nhận chịu”. Nghĩa là: Giả sử có trải qua trăm ngàn kiếp đi nữa, một thời gian lâu dài như thế, thì những nghiệp tốt xấu mà mỗi người ra tạo cũng không mất. Nên biết, giữa nhân và quả còn có cái duyên, khi nhân gặp duyên thì mình vẫn phải chịu quả báo.
b. Định luật nhân quả không thể đánh đổi
Chắc chắn có người sẽ nghĩ: “Nếu đời trước tạo ác quá nhiều, hôm nay làm nhiều việc thiện để bù lại e cũng không được”. Đúng, không được. Bởi vì định luật nhân quả là không thể đánh đổi. Thiện có thiện báo, ác có ác báo, đây là định luật tất nhiên. Giống như trên một mảnh đất, cùng một lúc gieo hai giống dưa và đậu. Sau này dưa nhất định ra dưa, đậu nhất định ra đậu. Dưa không thể ra đậu, đậu cũng không thể ra dưa. Nhưng hiện tại lại nói nhân quả có thể thay đổi, là thay đổi thế nào?
7.Biết nhân, dứt duyên, quả thay đổi
Phải hiểu rõ sự lý.
Quý vị nên biết: nhân là nhân, duyên là duyên, quả là quả. Chia làm ba đoạn như thế để thuyết minh. Nhân nhờ duyên mới ra quả. Điều mà hiện tại muốn nói là duyên. Thế nào gọi là duyên? Chúng ta thử nghĩ, chiến tranh có xảy ra không? Chắc chắn quý vị sẽ trả lời: không xảy ra. Đó là duyên của chiến tranh chưa đến. Lúc mà duyên chưa thành thục thì mới có thể thay đổi nhân quả. Nếu đoạn được duyên chiến tranh khi còn chưa thành thục thì có thể thay đổi được quả báo chiến tranh. Nhưng một khi duyên chiến tranh đã chín muồi thì không có cách gì cứu được, bởi quá khứ cộng nghiệp tạo duyên đã chín mùi. Dù bạn có thần thông quảng đại cũng không cách gì giải quyết nổi.
a. Phải vận dụng phương pháp
Vậy thì khi duyên chiến tranh còn chưa chín muồi, phải dùng cách gì để cứu vãn? Phải dùng phương pháp “tăng thượng duyên” tiêu diệt, như bác sĩ trị bệnh “tùy bệnh cho thuốc” vậy. Nếu bệnh nhân bị sốt thì phải cho thuốc giải nhiệt, bệnh nhân mắc chứng hàn thì phải cho Ôn Bổ Tể. Cho nên, đối bệnh cho thuốc đúng là lương dược. Giả như bệnh nhân bị sốt lại cho thuốc bổ, bị mắc chứng hàn lại cho thuốc giải nhiệt. Bác sĩ như thế là đã giết người ta mất rồi. Nên biết quả báo bị chiến tranh là đời trước đã tạo nhân sát, cho nên phải chịu quả báo bị giết. Hiện tại, chỉ cần dứt nhân sát thì không có duyên sát; không có duyên sát thì không có quả báo bị sát. Như thế sẽ không có chiến tranh.
Vấn đề dứt duyên, nếu mọi người vẫn còn chưa hiểu, ngay đây sẽ đưa ra một câu chuyện để dẫn chứng:
Ngày xưa, ở làng nọ có một ngôi chùa, có một pháp sư giảng kinh ở đó. Trong hội chúng có một người đã từng tạo đại ác nghiệp. Sau khi nghe kinh xong bèn hỏi pháp sư rằng: “Ngày xưa con sát sinh hại mạng, đã tạo đại ác nghiệp. Bây giờ phải làm thế nào?”. Pháp sư dạy rằng: “Phải chân thành phát lồ sám hối. Hiện tại quả còn chưa đến, đoạn duyên có thể kịp”. Nhưng người này chỉ biết có nhân và quả, không hiểu lý duyên sinh. Pháp sư bèn phương tiện khéo léo, đưa cho anh ta một bọc giống cỏ gai, bảo anh ta vãi trên hai luống đất trống phía Đông Tây sau chùa, và nói: “Hạt gai vãi trên luống đất phía Đông, chỉ vãi tro, không tưới nước. Hạt gai vãi trên luống đất phía Tây ngày nào cũng tưới nước”. Pháp sư lại dặn dò: “Cứ mỗi 5 ngày đi chân trần dẫm tới dẫm lui trên luống một lần, hai luống Đông Tây cũng đều như thế!”.
Người này lần đầu dẫm trên cả hai luống, nhưng không thấy có cảm giác gì. Pháp sư lại bảo anh ta: “Luống phía Tây vẫn cứ tưới nước mỗi ngày, còn luống phía Đông vẫn như cũ, không tưới”. Cách 5 ngày sau, cũng chân trần hai bên đều dẫm. Lại cách 5 ngày nữa, người này cũng vẫn như thế dẫm tới dẫm lui. Lúc này, anh ta bỗng thấy những hạt gai ở luống đất phía Tây đã nứt mầm. Lại qua 5 ngày sau, thấy mầm đã lớn hơn 3 tấc và đã ra hoa vàng, anh ta vẫn cứ dẫm tới dẫm lui. Lại qua 5 tuần sau nữa, trên luống phía Tây không thể đi chân đất được nữa, vì gai chích không đi được. Pháp sư bèn hỏi: “Lúc đi trên luống đất phía Đông con có cảm giác thế nào?”. Người ấy trả lời: “Không có cảm giác gì!”. Pháp sư lại hỏi: “Cả hai luống đất đều vãi giống gai, tại sao luống đất phía Đông dẫm được, mà luống phía Tây không dẫm lên được?”. Lúc này, anh ta mới vỡ lẽ. Thì ra, luống đất phía Đông chỉ vãi tro không tưới nước, vì đoạn mất duyên nên mất tác dụng. Còn luống đất phái Tây ngày ngày đều tưới nước. Tăng thượng duyên nước này đã sinh ra sức mạnh. Cho nên, rõ ràng là cùng gieo giống, nhưng luống phía Đông không nảy mầm mà luống phía Tây lại rất xanh tốt. Đây chính là lý nhân quả có thể chuyển đổi. Có duyên thì sinh, không duyên thì diệt.
b. Tầng cấp thứ tự đoạn duyên
Phải dùng cách gì để đoạn duyên? Thứ tự đoạn duyên có thể chia làm thượng, trung, hạ ba cấp công phu. Công phu bậc hạ là bắt đầu từ hôm nay không sát sinh nữa, ăn tam tịnh nhục – ăn thịt không thấy giết, không nghe tiếng kêu, không phải giết cho mình ăn. Công phu bậc trung là không những không sát sinh mà còn trường trai, làm được như thế là đã bằng với A-la-hán tự lợi. Công phu bậc thượng là không những không sát, trường trai mà còn tiến thêm một bước là phóng sinh cứu mạng. Hạng người này đã bằng với Bồ tát lợi tha. Ba cấp công đức trên có thể tùy duyên lượng sức mà làm. Bây giờ chúng ta phân biệt thêm như sau:
* Công phu bậc hạ đoạn duyên giới sát, dễ hành, nghĩa là tùy duyên tiêu nghiệp cũ, không tạo thêm nghiệp mới.
Chúng ta giải thích công phu bậc hạ dễ hành trước. Phải hành từ đoạn duyên giới sát. Cổ đức có hai câu kệ rằng: “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, không tạo thêm nghiệp mới”. Nghĩa là: Có thịt thì ăn, không thịt thì thôi. Tùy duyên thì sẽ tiêu trừ tội cũ, nhất thiết không nên vì thèm thịt mà lại sát sinh hại mạng, tạo thêm nghiệp mới để rồi bị tai ương.
Trong Đại Tạng Kinh có bộ luận Bà-sa. Trong đó có câu rằng: “Nếu trì trai giữ giới trong một ngày đêm, thì trong các đời tới, chắc chắn không bị gặp ác báo chiến tranh”. Bạn xem, công đức trì trai giữ giới chỉ có một ngày đêm mà lại lớn như vậy, huống hồ gì công đức trường trai không sát cả đời, chẳng lẽ không lớn sao? Nói đến đây, có lẽ có người sẽ hỏi: “Nghe thầy nói không sát sinh tránh được ác báo cho đời sau, nếu mong đời này không bị có được không?”. Câu trả lời của tôi là được. Có một câu chuyện có thể làm chứng:
Ngày xưa, có một người đáp thuyền đi xa. Trên thuyền, thấy trong thùng của chủ thuyền có hai con cá đang bơi lội rất vô tư, có thể đến trưa sẽ bị giết thịt. Người ấy mới nói với chủ thuyền: “Anh bán hai con cá này cho tôi đi!”. “Được!” – Chủ thuyền nói – “Nhưng đắt lắm, hai con giá 300 đồng. Lúc nào anh muốn ăn, tôi sẽ làm thịt nấu nướng cho!”. Người ấy bèn lấy ra 300 đồng đưa cho chủ thuyền để mua hai con cá. Nhất thời không đành lòng ăn thịt chúng nên nói: “Hôm nay tôi không thích ăn cá, xin ông đừng nấu!”. Cách một ngày sau, chủ thuyền lại hỏi: “Hôm nay nấu cá cho anh nha?”. Người ấy bèn trả lời: “Đừng! Đừng! Hôm nay tôi ăn chay!”. Thật ra, anh ấy không có ăn chay, chẳng qua là anh ta thấy hai con cá bơi lội trong thùng dễ thương quá, cho nên không nỡ ăn thịt chúng. Giết chúng càng cảm thấy tội, cho nên mới nói dối mình ăn chay. Cuối cùng, anh ta thả cá xuống sông, trả tự do cho chúng.
Lại cách một ngày sau, thuyền đang giong buồm trên sông, bỗng cuồng phong nổi dậy, sóng cao ngút trời, cả thuyền đều sợ khiếp vía. Đang lúc quỳ lạy cầu cứu cứu mạng, bỗng nhiên từ trong mây ló ra hai chữ “giả chay”. Mọi người ai cũng thấy rất rõ. Có người hỏi lớn: “Trên thuyền chúng ta người nào giả ăn chay? Ai?”. Hỏi đến mấy lần như thế. Người ấy nghĩ: “Mình giả ăn chay, nhất định đã xúc phạm luật trời. Nếu giấu không nói, như thế không phải đã hại mọi người sao?”. Nên lập tức lớn giọng trả lời: “Là tôi! Là tôi!”. Mọi người đều nói: “Ngươi nhảy xuống đi!”. Rồi đẩy anh ta xuống nước. Lúc đó cũng kỳ lạ, không biết từ đâu trôi đến một miếng ván. Người bị đẩy xuống sông ấy lại an nhiên bám chặt tấm ván một cách vô sự. Một trận gió lớn đẩy anh vào bờ và được người cứu sống. Nhìn lại chiếc thuyền kia không chịu nổi sóng to gió lớn đã lật úp, toàn bộ người trên thuyền đều bị chìm nghỉm làm mồi cho cá. Chúng ta thử nghĩ xem, người giả ăn chay này, chỉ khởi lên một niệm từ tâm đã cứu sống được mình.
* Công phu bậc trung, đoạn duyên kiêm ăn chay, hơi khó hành.
Lại nói công đức công phu bậc trung. Không chỉ phải giữ giới sát đồng thời còn phải ăn chay, thực hành có khó hơn công đức bậc hạ một chút. Bởi lúc sinh ra, con người đã có thói quen ăn thịt, nên bỏ ăn thịt rất khó. Không đoạn được phải làm sao? Điều này cần phải quán tưởng mấy điều sau đây:
a. Lo sợ gặp phải chiến tranh
Xin hỏi mọi người có sợ chiến tranh xảy ra không? Nếu sợ, lúc đặt chén thịt trước mặt, mình nên quán: “Lúc con vật này bị người giết, nó sợ sệt thế nào thì giống như chiến tranh đến vậy. Vì muốn để tránh chiến tranh, tôi dứt khoát không ăn chén thịt này”. Đây là quán tưởng bước đầu.
b. Sợ bị bắt trói khi giặc cướp đến
Quán tưởng bước hai: Một mai chiến loạn xảy ra, giặc đến, nhân dân bị bắt, bị trói thật là đáng sợ. Lúc này nên quán tưởng: “Chén thịt này, con vật lúc bị người mua bắt trói dắt đi đáng thương biết bao. Vì để tránh sự bắt trói của giặc giã, tôi dứt khoát không ăn chén thịt này”.
c. Gia đình bị bắt trói, ly tán
Quán tưởng bước thứ ba: Mỗi gia đình đều đầy đủ lục thân quyến thuộc: cha mẹ, vợ chồng, anh em. Một khi bị giặc bắt trói dắt đi, sự bi thương gia đình ly tán, đau khổ biết bao. Lúc này nên quán: “Sau khi con vật bị người bắt trói dắt đi, hình ảnh tội nghiệp kêu gào của quyến thuộc của nó, chén thịt này tôi không nỡ ăn”.
d. Chính mình bị giết
Quán tưởng bước thứ bốn: Giả sử thân ta khi sắp bị người khác giết, bản thân mỗi người có muốn hay không? Lúc này nên quán tưởng: “Sự đổ máu của con vật khi bị giết, cho đến nỗi đau khổ khi bị hầm nấu, bằm xắt chiên nướng… Để tránh thân mình khỏi bị như thế, chén thịt này tôi thật không dám ăn nữa”.
Nếu quán được bốn bước này, không những không muốn ăn thịt mà còn tiến thêm một bước, là phát lồ sám hối những hành vi bất chánh trong quá khứ, đồng thời về sau phát nguyện trường trai.
* Công phu bậc thượng đoạn duyên phóng sinh. Khó mà dễ.
a. Vượt hơn xây tháp 7 tầng
Lại nói công đức bậc thượng. Ngoài đoạn duyên cần phải từ tâm phóng sinh. Nhà Phật có câu: “Cứu một chúng sinh phước hơn xây tháp 7 tầng”. Vậy xem ra, thì biết công đức cứu một chúng sinh to lớn nhường nào. Bởi tâm niệm của Phật lúc nào cũng muốn cứu độ chúng sinh, cho nên cứu một mạng chúng sinh, công đức lớn như báo đáp ân Phật. Tôi tin có người tất sẽ nghĩ: “Súc sinh tại sao lại có thể so sánh với người?”.
b. Tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc quá khứ, đều là Phật tương lai
Chúng ta nên biết, chúng sinh trong sáu đường đều là cha mẹ, vợ chồng, anh em của chúng ta. Sáu đường là: trời, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Bản tính của chúng sinh trong sáu đường này, xưa nay vốn thanh tịnh sáng suốt. Do từ vô thỉ, bị vô minh che đậy nên điên đảo mê lầm. Sống rồi chết, chết rồi sống trong sáu nẻo. Một lần đầu thai là một lần có cha mẹ, lục thân quyến thuộc khác. Từ vô lượng kiếp đến nay, quyến thuộc cha mẹ nhiều đến nỗi không thể tính đếm. Vì phàm phu, hễ đầu thai là bị mê cách ấm, tự mình không thấy ra được. Không thấy ra được thì làm sao biết? Nên biết lời này chính đức Phật nói ra. Đức Thích Ca Mâu Ni là bậc Thánh nhân, trí tuệ thấu biết sáng suốt, Phật nhãn thấy rất rõ ràng. Ngài nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, chúng sinh một khi gặp được Phật pháp, tín giữ phụng hành tức được thành Phật”. Cho nên nói: Tất cả là cha mẹ quá khứ cũng là chư Phật tương lai. Nếu giải thoát tính mạng cho chúng thì bạn chính là Bồ tát. Nên biết, không làm Bồ tát không thể thành Phật.
“Nhân tuy đáng sợ
Không duyên không sinh
Hạt gai tuyệt nước
Không thành cây gai”.
Bài kệ này ý nói: Nhiều ác nghiệp đã tạo trong quá khứ, cố nhiên là đáng sợ. Nhưng nếu không có tăng thượng duyên thì không thể sinh ra quả ác, giống như câu chuyện trên đã nói. Pháp sư dạy người ấy gieo giống cỏ gai trên hai luống phía Đông Tây sau chùa. Gai dụ cho quả ác, đạp phải tất bị rách da chảy máu. Nếu không tưới nước, thì khó mong sinh trưởng thành gai, đạp chân lên cũng không bị rách da chảy máu. Ý này muốn nói: quá khứ tuy đã tạo rất nhiều ác nghiệp sát sinh hại mạng, chỉ cần đời nay giới sát hộ sinh thì sẽ giảm nhẹ ác quả. Cho nên, thành tâm khuyên chư vị, mọi người hãy nhanh quy Phật, mau mau chuyển đổi nhân quả!
8. Nguyên nhân của an lành và tai nạn
a. Hòa khí đưa đến an lành
Quý vị nên biết, sát sinh đứng đầu muôn ác. Không những tàn bạo hung ác, mà còn là vô nhân tính. Tục ngữ nói: “Tam tài: trời, đất, người cùng chung một dòng mạch”. Nghĩa là: Lòng người ví như lòng trời đất. Tâm ác là người ác, tâm thiện là người thiện. Lòng người hung bạo thì trời đất cũng biến thành hung bạo, lòng người hòa khí thì trời đất cũng trở nên hòa khí. Nhưng lòng người thiện ác, làm sao thấy được? Rất dễ. Tâm lành thì sẽ hiện ra ở tướng làm những việc lành, tâm ác thì sẽ làm những việc ác. Trời đất hòa bình chính là hòa khí, trời đất bất hòa chính là hung bạo. Người tốt, trời đất tốt chính là an lành; người ác, trời đất xấu liền trở thành tai ương. Nhưng an lành và tai ương hoàn toàn không phải tự nhiên mà có. Vậy thì an lành từ đâu đến? An lành nhờ hòa khí mà có. Người xưa có câu tục ngữ rằng: “Hòa khí dẫn đến an lành”. Ý là: hòa ái, từ bi đến cùng cực, lòng từ trong lòng đạt đến đỉnh điểm. Không những không hại người mà ngay cả động vật cũng không có ý giết hại, thì ngay đó có hòa khí.
Ví dụ: Chu văn Vương thời xưa là một đức vua nhân từ. Ngài “thị dân như thương” – thấy mỗi người dân đều đáng thương như chính mình bị thương, chính mình bị đại thống khổ. Lòng Ngài không những chỉ thương người sống như thế, mà ngay cả những hài cốt người chết Ngài cũng không nỡ thấy chúng bị nắng gió mưa sa. Có một lần, Chu Văn Vương ra ngoài thành thị sát, thấy hài cốt tử thi tứ tán bày đầy mặt đất, Văn Vương lập tức mệnh lệnh lượm nhặt hết chôn cất đàng hoàng. Chu Văn Vương từ bi thế đấy! Ngài không những chỉ yêu thương bảo bọc người sống, ngay cả người chết Ngài cũng yêu thương. Cho nên, Ngài đáng là một Thánh vương nhân từ.
Lại nói đến 72 vị đệ tử của Khổng Tử, trong đó có một người họ Cao tên Sài. Ngài là một đại hiền nhân. Lòng từ bi thương xót của Cao Sài không những chỉ đối với động vật, ngay cả với thực vật Ngài cũng từ bi, yêu thương bảo vệ.
Thời niên thiếu, Cao Sài thường lên núi đốn củi, thấy cây cối mùa Đông rụng lá rồi nứt những chồi non, Ngài không đành lòng đốn, chỉ đốn chặt những cây, nhánh khô. Cho nên nói: Cao Sài “chồi non không chặt”, đến nay vẫn còn lưu danh thiên cổ. Chư vị nghĩ coi, từ tâm của Văn Vương và Cao Sài có phải hòa khí không? Đương nhiên là hòa khí. Hòa khí đưa đến an lành. Cho nên, có Văn Vương và Cao Sài thời đó là thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc, hòa khí cát tường.
b. Hung ác chiêu ương
Quý vị nghe đến đây thì biết ngay hòa khí đưa đến an lành là rất tốt, và loại tương phản của nó là “tàn nhẫn chiêu ương”. Nghĩa câu này thế nào? Ví như một người mang lòng hiểm ác. Người này nhất định sẽ mắc tai họa. Nếu một gia đình hung ác, gia đình này sẽ mắc tai ương. Một quốc gia nham hiểm, thì nhân dân phải bị tang thương. Hung ác nghĩa là gì? Hung ác là hung bạo. Hung bạo quá độ tất sẽ sát hại chúng sinh. Ban đầu chỉ giết hại những động vật nhỏ; động vật nhỏ giết thành thói quen thì sẽ giết động vật vừa; giết được động vật vừa rồi thì cũng giết được động vật lớn. Tay nhúng máu nhiều rồi nên sau này, ngay cả người cũng dám giết. Như vậy, cấp độ giết càng lúc càng lớn. Tiếp đó, giết luôn cả cha mẹ, thầy tổ. Đây chính là điềm báo trước thiên hạ đại loạn, gọi đó là “hung bạo chiêu ương”. Nhưng thiên hạ có người trí cũng có kẻ ngu. Người trí thì nhất cử nhất động đều thấy được quả báo trong tương lai, người ngu thì không những không biết quả báo mà cho dù có nhắc đi nhắc lại với họ cả ngàn lần, rằng: anh gieo nhân bất chánh này, về sau sẽ phải gặt ác báo, anh ta cũng không nghe. Cho nên, trong kinh có câu rằng: “Bồ tát sợ nhân, phàm phu sợ quả”. Nghĩa là: Người trí thấy nhân, biết ngay quả sau này, nên không dám làm ác. Còn phàm phu không biết sự ghê gớm của việc gieo nhân ác, nên cứ tạo ác, đến khi bị quả báo thì có sợ cũng không kịp nữa.
8. Nguyên nhân của an lành và tai nạn
a. Hòa khí đưa đến an lành
Quý vị nên biết, sát sinh đứng đầu muôn ác. Không những tàn bạo hung ác, mà còn là vô nhân tính. Tục ngữ nói: “Tam tài: trời, đất, người cùng chung một dòng mạch”. Nghĩa là: Lòng người ví như lòng trời đất. Tâm ác là người ác, tâm thiện là người thiện. Lòng người hung bạo thì trời đất cũng biến thành hung bạo, lòng người hòa khí thì trời đất cũng trở nên hòa khí. Nhưng lòng người thiện ác, làm sao thấy được? Rất dễ. Tâm lành thì sẽ hiện ra ở tướng làm những việc lành, tâm ác thì sẽ làm những việc ác. Trời đất hòa bình chính là hòa khí, trời đất bất hòa chính là hung bạo. Người tốt, trời đất tốt chính là an lành; người ác, trời đất xấu liền trở thành tai ương. Nhưng an lành và tai ương hoàn toàn không phải tự nhiên mà có. Vậy thì an lành từ đâu đến? An lành nhờ hòa khí mà có. Người xưa có câu tục ngữ rằng: “Hòa khí dẫn đến an lành”. Ý là: hòa ái, từ bi đến cùng cực, lòng từ trong lòng đạt đến đỉnh điểm. Không những không hại người mà ngay cả động vật cũng không có ý giết hại, thì ngay đó có hòa khí.
Ví dụ: Chu văn Vương thời xưa là một đức vua nhân từ. Ngài “thị dân như thương” – thấy mỗi người dân đều đáng thương như chính mình bị thương, chính mình bị đại thống khổ. Lòng Ngài không những chỉ thương người sống như thế, mà ngay cả những hài cốt người chết Ngài cũng không nỡ thấy chúng bị nắng gió mưa sa. Có một lần, Chu Văn Vương ra ngoài thành thị sát, thấy hài cốt tử thi tứ tán bày đầy mặt đất, Văn Vương lập tức mệnh lệnh lượm nhặt hết chôn cất đàng hoàng. Chu Văn Vương từ bi thế đấy! Ngài không những chỉ yêu thương bảo bọc người sống, ngay cả người chết Ngài cũng yêu thương. Cho nên, Ngài đáng là một Thánh vương nhân từ.
Lại nói đến 72 vị đệ tử của Khổng Tử, trong đó có một người họ Cao tên Sài. Ngài là một đại hiền nhân. Lòng từ bi thương xót của Cao Sài không những chỉ đối với động vật, ngay cả với thực vật Ngài cũng từ bi, yêu thương bảo vệ.
Thời niên thiếu, Cao Sài thường lên núi đốn củi, thấy cây cối mùa Đông rụng lá rồi nứt những chồi non, Ngài không đành lòng đốn, chỉ đốn chặt những cây, nhánh khô. Cho nên nói: Cao Sài “chồi non không chặt”, đến nay vẫn còn lưu danh thiên cổ. Chư vị nghĩ coi, từ tâm của Văn Vương và Cao Sài có phải hòa khí không? Đương nhiên là hòa khí. Hòa khí đưa đến an lành. Cho nên, có Văn Vương và Cao Sài thời đó là thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc, hòa khí cát tường.
b. Hung ác chiêu ương
Quý vị nghe đến đây thì biết ngay hòa khí đưa đến an lành là rất tốt, và loại tương phản của nó là “tàn nhẫn chiêu ương”. Nghĩa câu này thế nào? Ví như một người mang lòng hiểm ác. Người này nhất định sẽ mắc tai họa. Nếu một gia đình hung ác, gia đình này sẽ mắc tai ương. Một quốc gia nham hiểm, thì nhân dân phải bị tang thương. Hung ác nghĩa là gì? Hung ác là hung bạo. Hung bạo quá độ tất sẽ sát hại chúng sinh. Ban đầu chỉ giết hại những động vật nhỏ; động vật nhỏ giết thành thói quen thì sẽ giết động vật vừa; giết được động vật vừa rồi thì cũng giết được động vật lớn. Tay nhúng máu nhiều rồi nên sau này, ngay cả người cũng dám giết. Như vậy, cấp độ giết càng lúc càng lớn. Tiếp đó, giết luôn cả cha mẹ, thầy tổ. Đây chính là điềm báo trước thiên hạ đại loạn, gọi đó là “hung bạo chiêu ương”. Nhưng thiên hạ có người trí cũng có kẻ ngu. Người trí thì nhất cử nhất động đều thấy được quả báo trong tương lai, người ngu thì không những không biết quả báo mà cho dù có nhắc đi nhắc lại với họ cả ngàn lần, rằng: anh gieo nhân bất chánh này, về sau sẽ phải gặt ác báo, anh ta cũng không nghe. Cho nên, trong kinh có câu rằng: “Bồ tát sợ nhân, phàm phu sợ quả”. Nghĩa là: Người trí thấy nhân, biết ngay quả sau này, nên không dám làm ác. Còn phàm phu không biết sự ghê gớm của việc gieo nhân ác, nên cứ tạo ác, đến khi bị quả báo thì có sợ cũng không kịp nữa.
9. Tri cơ kỳ thần
Không những nhà Phật nói “tri cơ kỳ thần”, mà Thánh nhân xưa cũng nói “tri cơ kỳ thần”. Cơ là động cơ, thần là sáng suốt. Nghĩa là giống như người trí vừa nói ở trên, nhất cử nhất động đều biết ngay hậu quả của sự việc như thế nào. Lại cũng như người thông minh, giả sử thấy bậc đá dưới thềm nổi lên ẩm thấp thì biết ngay trong vòng ba ngày sẽ có mưa; thấy trăng có quần đen thì biết ngay sắp có gió. Chưa mưa mà biết sẽ mưa, chưa gió mà biết gió nổi, đó chính là “tri cơ kỳ thần”. Vậy có người sẽ hỏi: “Biết trước những việc chưa đến phỏng có ích gì?”. Nếu biết trước được những việc chưa xảy ra, họ chính là người có “tính dự kiến”. Nắm chắc được tính dự kiến là điều rất tốt. Giống như trước khi gió chưa nổi lên, lo thu hoạch hết lương thực; trời chưa mưa chuẩn bị trước đồ che mưa. Những việc dẫn đến tai ương chuẩn bị tốt trước. Nếu như gặp đói kém hoặc mưa bão lâu ngày thì cũng có thể tránh được khủng hoảng tạm thời.
10. Phòng vi đổ tiệm
Nghĩa của câu này là: Một việc không luận là lớn hay nhỏ, lúc mới phát sinh phải dự phòng ngay, không để nó bành lớn, đó gọi là phòng vi. Đỗ tiệm nghĩa là chặn đứng, không để nó sinh trưởng. Người xưa có câu: “Từng giọt nước nhỏ cũng thành sông, đóm lửa như sao thiêu ngàn mẫu”. Ý nói là: “Từng giọt nước nhỏ, tích ít thành nhiều, lâu ngày cũng trở thành sông lớn; một đóm lửa nhỏ như sao băng, có ngày cũng thiêu rụi cả thảo nguyên bạt ngàn”. Cho nên, không thể coi thường tuy chỉ là giọt nước nhỏ, cũng không thể lơ là dù chỉ là đóm lửa như sao băng. Một điểm xin chư vị ráng chú ý là: hiện nay, quả thật các nước đang ôm ấp chiến tranh. Nếu không tin, hãy coi nước A có bom nguyên tử, nước B cũng có bom nguyên tử. Họ phát minh ra vũ khí hiện đại rốt cuộc để dùng vào việc gì? Chính là để dùng vào việc giết người hàng loạt. Đây là điềm báo trước tai ương.
Có lẽ có người sẽ nói: “Vậy thì có liên quan gì?”. Hiện tại, chiến tranh còn chưa đến mà! Thưa quý vị: xin đừng nói thế! Phải chú ý: Giống như những giọt nước nhỏ, cần phải chặn đứng nó ngay; phòng bị đóm lửa nhỏ như sao có ngày thiêu rụi, cần phải dập tắt nó trước, như vậy mới không xảy ra đại hoạn.
Nghe đến đây, e rằng có người sẽ nói: “Đệ tử Phật các ông có cách gì chặn đứng được đại thế chiến không?”. Điều này, chúng tôi không dám khoác lác, cũng không thể ngăn chặn được đại thế chiến, vì đại chiến thế giới là chiêu cảm bởi cộng nghiệp của chúng sinh, phải chịu quả báo chung. Nhưng chúng tôi có thể dự phòng cá nhân không bị quả báo, cũng chính là lý biệt nghiệp trong cộng nghiệp như đã nói ở trên. Bởi không tạo nhân sát hại thì tất nhiên không bị quả báo sát hại, đây chính là chặn đứng khởi nguyên của nó. Vậy những nhân sát sinh đã tạo trước đây thì phải làm sao? Bắt đầu từ hôm nay, bạn phải dứt tuyệt đối nhân sát, đó chính là dứt tuyệt đối duyên tạo tội sát, đó chính là biện pháp tốt nhất.
Có lẽ có người sẽ nói: “Vậy thì có liên quan gì?”. Hiện tại, chiến tranh còn chưa đến mà! Thưa quý vị: xin đừng nói thế! Phải chú ý: Giống như những giọt nước nhỏ, cần phải chặn đứng nó ngay; phòng bị đóm lửa nhỏ như sao có ngày thiêu rụi, cần phải dập tắt nó trước, như vậy mới không xảy ra đại hoạn.
Nghe đến đây, e rằng có người sẽ nói: “Đệ tử Phật các ông có cách gì chặn đứng được đại thế chiến không?”. Điều này, chúng tôi không dám khoác lác, cũng không thể ngăn chặn được đại thế chiến, vì đại chiến thế giới là chiêu cảm bởi cộng nghiệp của chúng sinh, phải chịu quả báo chung. Nhưng chúng tôi có thể dự phòng cá nhân không bị quả báo, cũng chính là lý biệt nghiệp trong cộng nghiệp như đã nói ở trên. Bởi không tạo nhân sát hại thì tất nhiên không bị quả báo sát hại, đây chính là chặn đứng khởi nguyên của nó. Vậy những nhân sát sinh đã tạo trước đây thì phải làm sao? Bắt đầu từ hôm nay, bạn phải dứt tuyệt đối nhân sát, đó chính là dứt tuyệt đối duyên tạo tội sát, đó chính là biện pháp tốt nhất.
11. Triết nhân phóng sinh
Người đời thường nói: Phật giáo các ông đương nhiên phải nói giới sát phóng sinh. Nên biết, trên thực tế hoàn toàn không phải như thế. Không chỉ riêng Phật giáo đề xướng giới sát phóng sinh, ngay cả chư Thánh hiền ngày xưa của Trung Quốc cũng đã nói rất nhiều đạo lý về giới sát phóng sinh. Nếu chư vị không tin, tôi sẽ đưa ra câu chuyện lịch sử để chứng minh.
Giản Tử tết nguyên đán thả chim
Thời đại hưng thịnh nhất ở Trung Quốc là thời nhà Chu, xuất hiện rất nhiều hiền nhân. Vào thời Ngũ Bá Thất Hùng, chư hầu lúc đó, mỗi mồng 1 tết hàng năm đều bắt rất nhiều chim Ngói về ăn nhậu say sưa.
Bấy giờ, Triệu Giản Tử có một lúc mua hết chim Ngói về thả. Có người kiến nghị rằng: “Ngài định kỳ vào mồng 1 tết như vậy chỉ là biện pháp một ngày phóng sinh, chưa triệt để”. Triệu Giản Tử nghe xong thấy rất có lý, bèn lập tức hạ lệnh cấm bắt chim Ngói, triệt để nghiêm cấm bất kỳ ai giết hại chim Ngói, đồng thời còn khuyến khích khen thưởng phóng sinh.
Giản Tử tết nguyên đán thả chim
Thời đại hưng thịnh nhất ở Trung Quốc là thời nhà Chu, xuất hiện rất nhiều hiền nhân. Vào thời Ngũ Bá Thất Hùng, chư hầu lúc đó, mỗi mồng 1 tết hàng năm đều bắt rất nhiều chim Ngói về ăn nhậu say sưa.
Bấy giờ, Triệu Giản Tử có một lúc mua hết chim Ngói về thả. Có người kiến nghị rằng: “Ngài định kỳ vào mồng 1 tết như vậy chỉ là biện pháp một ngày phóng sinh, chưa triệt để”. Triệu Giản Tử nghe xong thấy rất có lý, bèn lập tức hạ lệnh cấm bắt chim Ngói, triệt để nghiêm cấm bất kỳ ai giết hại chim Ngói, đồng thời còn khuyến khích khen thưởng phóng sinh.
12. Tai tường cấm tể
Thời xưa, nếu thiên tai hạn hán thì phải cầu mưa. Muốn cầu mưa thì không được sát sinh, cấm chỉ giết chóc. Thời đó cũng biết sát sinh là hung bạo. Nếu sát sinh thì cầu mưa sẽ không linh, cho nên cần phải cấm chỉ sát hại sinh vật cho đến khi cầu được mưa mới thôi. Và pháp luật nhà Đường có một quy định: vào tháng giêng, tháng 5, tháng 9, đây là những tháng trường trai của Phật giáo nên không được sát sinh, và ngày thập trai mỗi tháng cũng không được sát sinh. Trong thời gian đó mà sát sinh là phạm tội. Nhưng cấm chỉ sát sinh xem ra vẫn còn tiêu cực, phải tiến thêm một bước tích cực nữa là phóng sinh.
Vua Càn Nguyên triều Đường nước ta là một đức vua nhân từ. Ngài cũng đề xướng giới sát phóng sinh. Nhưng cá phóng sinh phải thả ở đâu? Thế là Ngài liền nghĩ ra một cách, ra lệnh cho tất cả các địa phương đều đào ao phóng sinh. Cả nước tổng cộng có đến 81 nơi đào ao phóng sinh. Mỗi ao phóng sinh đều khắc bia. Văn khắc bia đều là các nhà học giả thư pháp nổi tiếng viết, như danh nhân Nhan Chân Khanh...
Vua Càn Nguyên triều Đường nước ta là một đức vua nhân từ. Ngài cũng đề xướng giới sát phóng sinh. Nhưng cá phóng sinh phải thả ở đâu? Thế là Ngài liền nghĩ ra một cách, ra lệnh cho tất cả các địa phương đều đào ao phóng sinh. Cả nước tổng cộng có đến 81 nơi đào ao phóng sinh. Mỗi ao phóng sinh đều khắc bia. Văn khắc bia đều là các nhà học giả thư pháp nổi tiếng viết, như danh nhân Nhan Chân Khanh...
Hiện tại, văn bia của họ vẫn lưu truyền tại thế.
Hoàng đế Chân Tông giữa năm Thiên Hy thời nhà Tống, cũng là một vị vua nhân từ. Sau loạn Vương An Thạch, Ngài liền ra Thánh chỉ triệu lệnh trong dân chúng, mỗi huyện đào một ao phóng sinh. Ví như Tây Hồ của tỉnh Chiết Giang, hiện tại chính là ao phóng sinh lớn nhất của quốc gia. Nhưng rất tiếc, bây giờ biến thành ao sát sinh nuôi cá để câu giải trí. Nhìn trên lịch sử, hai triều Đường, Tống có thể nói, là hai thời đại phóng sinh thịnh vượng nhất.
Hoàng đế Chân Tông giữa năm Thiên Hy thời nhà Tống, cũng là một vị vua nhân từ. Sau loạn Vương An Thạch, Ngài liền ra Thánh chỉ triệu lệnh trong dân chúng, mỗi huyện đào một ao phóng sinh. Ví như Tây Hồ của tỉnh Chiết Giang, hiện tại chính là ao phóng sinh lớn nhất của quốc gia. Nhưng rất tiếc, bây giờ biến thành ao sát sinh nuôi cá để câu giải trí. Nhìn trên lịch sử, hai triều Đường, Tống có thể nói, là hai thời đại phóng sinh thịnh vượng nhất.
13. Trọng trách sát quả mỗi người phải mang
Nghe đến đây có người sẽ nói: “Chưa đến nỗi! Từ lâu tôi đâu có sát sinh. Trên nhân quả, tôi không bị quả báo sát sinh”. Thưa bạn! Xin bạn khoan vội mừng. Nói rằng: “Tôi không bị quả báo sát sinh. Nên biết, nghiệp sát của mỗi người trùng trùng lớp lớp, quả thật khó tính biết hết. Bạn nói bạn không sát sinh, bây giờ tôi sẽ tính thử giúp bạn. Vừa ra khỏi bào thai, mẹ bạn sợ không đủ sữa bú đã giết mấy con gà để tẩm bổ, rồi đầy tháng lại khách khứa cũng sát sinh. Đến khi lớn lên, đính hôn lại sát sinh. Ngày cưới lại càng đại sát sinh. Ngày xưa lúc đi học, mời thầy giáo cũng phải sát sinh. Về sau, ra đời tạo lập sự nghiệp cũng phải sát sinh mời khách. Đến 40, 50 tuổi lúc mừng thọ cũng sát sinh. Một năm bốn mùa ăn tết ăn lễ, như tiết Thanh minh tháng 3, tết Đoan ngọ tháng năm, tiết Trung nguyên tháng 7, tiết Trùng dương tháng 9, tất cả đều phải sát sinh cúng tế. Đột ngột khách đến cũng phải sát sinh đãi khách, rồi lại lúc bệnh tật, lạt miệng ăn không ngon lập tức sát sinh để đổi món. Bệnh lành cũng phải sát sinh, làm vịt tiềm để bồi dưỡng. Bệnh lành rồi đáp tạ bác sĩ cũng sát sinh. Và con người có sống tất có chết. Ngày đám ma ấy, lại càng đại sát hơn”… Chư vị thử nghĩ, vậy có đúng không? Mười mấy điều kiện nêu trên, cho dù một người không sát sinh đi nữa thì cũng là sát sinh nhiều. Người mà một ngày không có thịt không chịu ăn cơm thì lại càng sát nhiều hơn. Những người như thế lại càng không thể nói hết.
Đời nay, chúng ta làm người sát sinh tạo nghiệp. Đời trước làm người cũng sát sinh tạo nghiệp. Thậm chí, có rất nhiều đời trước đã tạo sát nghiệp trùng trùng vô tận. Giết một sinh mạng là đã kết một oan trái. Oan hồn ấy lúc nào cũng ở bên bạn đợi thời cơ đòi mạng. Không những oan nghiệp bên ngoài đang đòi nợ, mà sát nghiệp của chính mình trồng trong thức thứ 8, bất cứ lúc nào cũng có thể manh tâm hiện hành, cũng chính là hạt giống tạo tộïi, lúc nào cũng muốn dẫn bạn đi chịu báo. Chư vị nên biết, nếu hòa khí thì dẫn đến an lành. Còn hung bạo, hiểm ác tất phải chịu tai ương. Nếu ngày nào cũng sát sinh, đại sát sinh là an lành hay hung bạo? Những oan hồn bị giết, ngày ngày muốn đòi mạng là an lành hay tai ương? Xin mọi người hãy tự nghĩ xem!
Có thể sẽ có người nói: “Nghe thầy nói như vậy tôi rất lo sợ, vậy phải làm sao?”. Thưa bạn, bạn cũng không nên quá lo. Hiện tại, họa hoạn còn chưa tới, tai ương cũng chưa bắt đầu. Chỉ cần từ nay trở đi không sát sinh nữa. Giống như đóm lửa nhỏ bị tưới nước lên phải bị tắt ngay không thể cháy lan được. Vậy thì oan hồn đến đòi mạng phải làm sao? Bạn phải tin rằng: Phật pháp vô biên, tự có sức mạnh không thể nghĩ bàn để siêu độ chúng. Vì bạt độ khiến nó chuyển thân làm người hoặc làm trời, nhờ thế nó không đến đòi nợ bạn nữa. Tôi nói như vậy chắc chắn có người sẽ hỏi: “Thầy nói giới sát chặn được nguồn loạn thì tôi có thể tin được. Nhưng nhà Phật các thầy nói, kinh Phật có thể siêu độ người chết thì tôi không tin”. Nếu mọi người không tin, tôi sẽ đưa ra hai sự thật để chứng minh cho rõ:
Đại sư Liên Trì là tổ sư của tông Tịnh độ. Trong Trúc Song Tùy Bút của Ngài, có ghi một đoạn công án thế này: Có một tiểu thư họ Tào được gả làm vợ cho một thanh niên họ Văn. Trong nhà họ Văn nuôi rất nhiều bồ câu. Một hôm, không biết từ đâu xuất hiện một con rắn rất lớn muốn bắt bồ câu. Lúc đó cô tỳ nữ thấy được, bèn chọi một viên đá lớn vào đầu, con rắn chết ngay lập tức. Ai ngờ con rắn sau khi chết, oan hồn không chịu đi. Hai hôm sau, hồn rắn nhập vào tỳ nữ nói mấy câu điên điên khùng khùng: “Trả mạng cho tôi! Trả mạng cho tôi!”. Tiểu thư họ Tào thấy vậy rất sợ. Đàn ông con trai trong nhà đều đi vắng hết, Tào tiểu thư bèn chạy về nhà mẹ dẫn cha qua nhà chồng, mắng lớn vào tỳ nữ: “Mày náo loạn cái gì ở đây?”. “Không phải tôi náo loạn, tôi muốn tỳ nữ trả mạng cho tôi, vì hai hôm trước tôi muốn ăn thịt bồ câu, nó không cho tôi ăn, lại còn đánh chết tôi, cho nên tôi muốn đòi mạng nó!”. “Mày là rắn, muốn ăn bồ câu. Mày là một mạng, nó cũng là một mạng. Cứu mạng nó, giết mạng mày, một mạng đổi một mạng cũng đáng. Mày là súc sinh, nó cũng là súc sinh, mày đòi nó là được rồi, sao mày bắt người đền mạng cho mày, điều này không thỏa đáng!”. “Tôi không phải là rắn, tôi là võ tướng Kinh Châu của Lương Võ Đế sau triều Tấn, vì đánh nhau với Hầu Cảnh chết ở sa trường, tại sao ông nói tôi là rắn?”. “Hầu Cảnh là chuyện của sáu đời trước, bây giờ đã là đời Minh rồi. Ông đã biến thành rắn mà không biết, còn muốn tạo thêm tội nghiệp, thật là đáng thương quá! Thân người đã mất còn không biết, hiện nay đang là thân rắn cũng không hay, oán chỉ được giải không được kết thêm!”. “Tôi đã biến thành rắn, bây giờ phải làm sao? Xin ông hảo tâm, hảo ý cứu tôi!”. “Ông là người thời Lương Võ Đế. Ông có biết chuyện Lương Võ Đế vì siêu độ cho hoàng hậu Hy Thị bị làm thân rắn mà viết cuốn Lương Hoàng Bảo Sám không?”. “Biết! Biết!”. “Bộ Lương Hoàng Bảo Sám rất vĩ đại. Vậy thì tôi tụng bộ Lương Hoàng Bảo Sám để siêu độ cho ông được không?”. “Tốt lắm! Tốt lắm! Cảm ơn ông lắm!”.
Ông già họ Tào liền kiền thành cung kính lễ bái tụng bộ Lương Hoàng Bảo Sám, vừa tụng kinh xong, tỳ nữ lập tức tỉnh ngay. Quý vị thấy, Phật pháp vô biên, thật là bất khả tư nghì!
Sau đây, sẽ kể thêm một sự thật nữa để chứng minh:
Giữa năm Canh Thần đời Sùng Trinh nhà Minh, tể tướng họ Hạ ở Giang Hạ. Có một buổi tối, cập thuyền ở cửa sông Tầm Ngư Chủy. Đêm hôm đó, Hạ tể tướng nằm mộng, thấy thần miếu đến nói với ông rằng: “Tôi là Tống đại vương, thần sông Cửu Giang. Đời trước cùng Hạ tể tướng và pháp sư Tam Muội, ba người là huynh đệ, thầy trò. Pháp sư Tam Muội đời nay là quốc sư, Ngài thì làm tể tướng, còn tôi do một niệm tham rượu thịt, cho nên đọa lạc làm thần sông. Khách thương buôn qua lại toàn dùng rượu thịt cúng tế tôi, đời sau chắc chắn tôi sẽ bị đọa lạc trong ba đường khổ. Pháp sư Tam Muội là người đạo hạnh cao thâm, từng siêu độ những người bị đọa lạc rất nhiều. Tối mai thuyền của pháp sư sẽ dừng ở đây, xin Ngài ngày mai hãy khoan đi, nán lại thêm một ngày nữa, giúp tôi thỉnh pháp sư Tam Muội cầu siêu bạt độ cho tôi, lạy Phật sám hối cho tôi, khiến tôi tiêu trừ nghiệp chướng, thoát ly tội báo! Trông cậy hết nơi Ngài! Trông cậy hết nơi Ngài!”.
Hạ tể tướng trong mộng nghe ông ta nói một hơi, đồng ý giúp ông ta thỉnh pháp sư Tam Muội làm đàn tràng bạt độ. Hôm sau, thuyền của pháp sư Tam Muội quả nhiên đến thật. Hạ tể tướng bèn kể hết tự sự nguyên nhân ham rượu thịt quá khứ của thần miếu và việc thần miếu muốn cầu siêu độ. Pháp sư Tam Muội bèn tức tốc kiến lập Thủy đạo tràng, trai tăng cúng phúng cho thần miếu. Đang lúc siêu độ, bỗng nhiên vị tăng đầu bếp nói: “Thần sông cũ nhờ công đức này đã được thoát khổ. Hiện tại, thần sông mới đến cũng đã quy y Tam bảo Phật Pháp Tăng và thọ trì ngũ giới. Từ nay trở đi, cúng thần miếu phải dùng đồ chay, không nhận rượu thịt nữa! Trong đó có một quái nhân, không tin lời vị thần mới nhậm chức, liền nhập vào người vị tăng đầu bếp, vội vàng đi chuẩn bị rượu thịt đến miếu thần cúng. Lúc người ấy trong tay đang cầm hương định lạy xuống, bỗng trượt chân té ngữa, đồng thời tự vả vào mồm mình nói: “Tôi đã quy y pháp sư Tam Muội, không nhận thức ăn mặn. Hôm trước đã nhờ vị tăng đầu bếp nói rồi, sao lại phá giới tôi? Sau này nhất định phải chú ý đó! Không được sát sinh cúng tôi nữa!”. Người ấy sau khi tỉnh lại, lập tức cầu xin sám hối. Từ đó về sau, không bao giờ dám nghĩ, nói bậy nữa.
Thưa quý vị! Hai câu chuyện trên, đã chứng minh được sức mạnh của Phật pháp to lớn như thế. Tuy quả đã chín muồi, nhưng chỉ cần thành khẩn sám hối cũng có thể làm nó thay đổi, huống gì hiện tại quả còn chưa thành thục. Bắt đầu từ nay giới sát, lập chí làm một con người mới, cải đổi lỗi xưa, tu tập quy chánh.
Hai câu đầu của bài kệ này:
“Tâm như lò lửa
Tội như phiến băng
Buông xuống đồ đao
Tức khắc thành Phật”.
Đây là nói về lý. Ngày xưa, lúc Phật Thích Ca còn tại thế. Có một người đồ tể, trong tay cầm con dao mổ bò dính đầy máu, đến đạo tràng nghe Phật thuyết pháp. Người đồ tể sau khi nghe pháp, lập tức tâm khai ý giải, miệng vừa nói rất có lý, tay vừa quăng con dao đi. Lúc đó, lập tức chứng được quả vị. Sau này, cuối cùng cũng thành Phật. Cho nên, thành tâm khuyên quý vị: Bây giờ, chiến tranh còn chưa đến, mọi người hãy nhanh nhanh tu sửa, hãy mau mau giới sát phóng sinh. Hiện tại, chúng ta đã nhận thức rõ ràng, bị quả báo chiến tranh là do nhân sát đã tạo trong quá khứ, cho nên phải bị quả báo chết chóc. Bây giờ phải dứt ngay nhân sát thì không có duyên sát; không có duyên sát thì không có quả báo bị sát, và sẽ không xảy ra chiến tranh.
0 nhận xét:
* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!