Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 17)

PHẨM 17
PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC
Khi đó, Thế Tôn bảo Bồ tát Di Lặc: “Này A Dật Đa ! Lú ta nói về thọ mạng lâu dài của
Như Lai, thì có:
Sáu trăm tám muôn ức na do tha Hằng sa chúng sanh được “Vô sanh pháp nhẫn”.
• Một số Đại Bồ tát ngàn lần gấp đôi được môn “văn trì đà la ni”.
• Một số Đại Bồ tát đông như một thế giới vi trần được “nhạo thuyết vô ngại biện tài”.
• Một số Đại Bồ tát đông như một thế giới vi trần được trăm ngàn muôn ức vô lượng môn “triền đà la ni”
• Một số Đại Bồ tát đông như vi trần của tam thiên đại thiên thế giới chuyển được
“pháp luân bất thối”

• Một số Đại Bồ tát đông như vi trần của nhị thiên quốc độ chuyển được “pháp luân thanh tịnh”.
• Một số Đại Bồ tát đông như vi trần của tiểu thiên quốc độ, trong tám đời tái sanh, sẽ được “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”
• Một số Đại Bồ tát đông như vi trần của bốn tứ thiên hạ, trong bốn đời tái sanh, sẽ được “Chánh Đẳng Chánh Giác”
• Một số Đại Bồ tát nhiều như vi trần của ba tứ thiên hạ, trong ba đời tái sanh, sẽ được “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”
• Một số Đại Bồ tát nhiều như vi trần của hai tứ thiên hạ, trong hai đời tái sanh, sẽ được “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”
• Một số Đại Bồ tát nhiều như vi trần của một tứ thiên hạ, trong một đời tái sanh, sẽ được “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”
• Một số chúng sanh nhiều như vi trần của tam thế giới, đều phát tâm “Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác”
Đức Phật nói xong, một trận mưa hoa báu từ hư không rơi xuống trên vô lượng trăm ngàn muôn ức Phật ngồi trên tòa sư tử, dưới cội cây báu, trên đức Phật Thích Ca và đức Phật
Đa Bảo đang ngồi trong tháp bảy báu, và trên tất cả Bồ tát và bốn bộ chúng. Lại có trận mưa hương bột chiên đàn, hương trầm thủy, và trống trời tự vang. Lại có trận mưa thiên y và trên không thòng xuống các thứ chuỗi ngọc, các lò hương báu đốt hương vô giá để cúng dường đại chúng.
Trên mỗi đức Phật có các Bồ tát tay cầm phan lọng, trước sau lên đến trời Phạm thiên, dùng âm thanh vi diệu, ca vô lượng bài kệ tán thán chư Phật.
Khi ấy Bồ tát Di Lặc đứng dậy lễ Phật rồi mói một bài kệ nhắc lại và xưng tụng những lời Phật vừa dạy.
Bồ tát Di Lặc nói kệ xong, Phật nói: “Này A Dật Đa! chúng sanh nào nghe Phật thọ mạng lâu dài như thế mà chỉ sanh được một niệm tin tưởng, thì đặng công đức không thể hạn lượng. Công đức nầy lớn lao cho đến nỗi đem công đức tu 5 Ba la mật đầu (bố thí, trì
giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định) trong 80 muôn ức na do tha kiếp ra so sánh thì trong muôn ức ngàn phần, công đức tu Ba la mật không kịp một. Lại nữa, ai được công đức tin tưởng như trên thì không bao giờ thối bước trên đường dẫn đến Chánh Giác.
Sau khi nói một bài kệ lập lại ý trên, Đức Phật nói tiếp: “Này A Dật Đa! Người nào nghe nói về thọ mạng lâu dài của Phật mà hiểu được cái ý thú trong lời nói đó, thì người ấy được công đức vô lượng, lại có thể phát khởi trí tuệ vô thượng của Như Lai. Huống là người hiểu rộng nghe nhiều về kinh Pháp Hoa, hoặc bảo người nghe, hoặc tự thọ trì, hoặc bảo người thọ trì, hoặc tự chép, hoặc bảo người chép, hoặc dùng mọi thứ hương hoa, v.v…cúng dường kinh. Người ấy đặng công đức vô biên, có thể sanh “nhất thiết chủng
trí”.
“Này A Dật Đa! Còn thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe ta nói mà sanh lòng tin hiểu chắc về thọ mạng lâu dài của Phật, thì người ấy ắt thấy Phật thường trụ tại Kỳ Xà Quật nói Pháp cho các Đại Bồ tát và Thanh Văn vây quanh nghe. Chẳng những thế, mà còn thấy đất cõi Ta bà bằng lưu ly, mặt liền bằng thẳng, tám nẻo rào bằng dây vàng ròng, bảy
cây báu và lâu đài cũng đều bằng bảy báu họp thành, trong số Bồ tát ở. Ai mà quán tưởng
được như thế, thì nên biết đó là biểu hiệu của một lòng tin tưởng sâu sắc.
“Lại nữa, sau khi Phật diệt độ, ai nghe kinh nầy mà không chê bai, sanh lòng tùy hỉ, thì đó cũng là biểu hiệu của một lòng tin hiểu sâu chắc. Còn đi đọc tụng, lãnh, giữ kinh này, thì người đó đầu đội Như Lai.
“Này A Dật Đa! Tin hiểu được như thế, thì không cần vì ta mà dựng chùa tháp, cũng không cần cất tăng phường và dùng “tứ sự” cúng dường chúng tăng. Vì sao ? Vì thọ trì đọc, tụng kinh nầy là đã dựng tháp, tạo lập tăng phường, là đã dùng hương hoa, chuỗi ngọc, tràn phan, kỹ nhạc…tán thán chư Phật trong muôn ngàn ức kiếp rồi.
“Này A Dật Đa! Thọ trì, đọc tụng kinh nầy được công đức như thế, hà huống còn tu hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ, thì công đức nầy không còn gì hơn.
“Nếu thọ trì, đọc tụng kinh nầy mà còn tạo tháp, xây dựng tăng phường, cún dường, khen ngợi chúng Thanh văn và Bồ tát, hoặc giải nói kinh Pháp Hoa rồi còn thanh tịnh trì giới nhẫn nhục, quí việc ngồi thiền, tinh tần mạnh mẽ, căn lành trí sáng, thì đó là những người đã đến Đạo tràng, gần ngồi dưới cội cây Đạo để chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Tới đây, đức Phật nói một bài kệ nhắc lại ý trên.
THÂM NGHĨA
Diệu Pháp Liên Hoa kinh được liệt vào hệ tư tưởng tối thượng thừa trong Phật giáo. Các nhà Phật học uyên thâm còn phê phán: Tư tưởng Pháp Hoa cị trí của nó không những ở vào Đại thừa Viên giáo mà còn siêu viên giáo nữa. Đấy là hệ tư tưởng vòi vọi “Độc diệu thuần viên”. Thế là tiểu đề của phẩm kinh nầy lại là Phân biệt công đức. Nếu là thức
giả, nghe bằng nhĩ căn đượm ướt giáo lý Bát Nhã không tôn, đáng chẳng nghĩ ngợi lắm sao ?
Xin đáp: Phân biệt để không còn gì phân biệt. Phân biệt để chỉ con đường thẳng tắt, để dẫn đến mục đích cứu cánh cuối cùng, để hết đi, hết đến, hết làm, để “rồi” tất cả. Phân biệt công đức ở đây là nhằm mục tiêu đó.
Vậy phân biệt công đức là công đức gì?
- Công đức về vấn đề Thọ mệnh Như Lai ấy. Phật nói về Thọ mệnh Như Lai, vậy có thể hiểu và tin nổi hay không ? Phẩm phân biệt, phân biệt rằng: Hiểu ít thì lợi nhỏ, hiểu vừa thì lợi vừa, hiểu nhiều lợi lớn, hiểu kỹ quả vị cao, hiểu sâu giải thoát trọn vẹn, hiểu đúng giác ngộ hoàn toàn, thường thọ dụng Phật chất của mình, ở trong đó kinh hành và nằm ngồi trong lòng Phật:
…Phật tử trụ thử địa Thị tắc Phật thọ dụng Thường tại ư kỳ trung Kinh hành cập tọa ngọa…
Sau khi được nghe về thọ mệnh Như Lai, đại chúng tùy căn tánh để thể nhập và phát khởi lòng tin. Kết quả, đức Phật cho biết có:
- Sáu trăm muôn ức na do tha hằng hà sa chúng sanh, được vô sanh pháp nhẫn.
- Bội hơn nghìn lần Đại Bồ tát, được môn Văn trì đà la ni.
- Nhiều như vi trần của một thế giới Đại Bồ tát, được nhạo thuyết vô ngại biện tài.
- Nhiều như vi trần của một thế giới Đại Bồ tát, được vô lượng môn đà la ni.
- Nhiều như vi trần của tam thiên đại thiên thế giới Bồ tát, chuyển được pháp luân bất thối.
- Nhiều như vi trần của nhị thiên quốc độ Đại Bồ tát, chuyển được pháp luân thanh tịnh.
- Nhiều như vi trần của tiểu thiên quốc độ Đại Bồ tát, tám đời sẽ được Vô Thượng Chánh
Đẳng Chánh Giác.
- Nhiều như vi trần của bốn tứ thiên hạ Đại Bồ tát, bốn đời sẽ được Vô Thượng Chánh
Đẳng Chánh Giác.
- Nhiều như vi trần của hai tứ thiên hạ Đại Bồ tát, hai đời sẽ được Vô Thượng Chánh
Đẳng Chánh Giác.
- Nhiều như vi trần của một tứ thiên hạ Đại Bồ tát, một đời sẽ được Vô Thượng Chánh
Đẳng Chánh Giác.
- Nhiều như vi trần của tám thế giới chúng sanh, đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng
Chánh Giác.
Phật vừa nêu kết quả lớn lao trên, tức thì một trận mưa hoa, mưa hương báu từ không trung rơi xuống cúng dường vô lượng trăm nghìn muôn ức đức Phật ngồi ở tòa sư tử dưới cội cây báu. Thích Ca và Đa Bảo Như Lai ngồi trong tháp báu, cùng có vô lượng Bồ tát và tứ chúng đông vầy. Các Bồ tát cầm phan lọng, dùng âm thanh vi diệu ca ngâm vô lượng bài kệ tán thán chư Phật…
Như ta thấy, đại chúng nghe Thọ mệnh Như Lai, tùy tin hiểu, kết quả đã lớn lao. Phật nói lại cái kết quả lớn lao kia, kết quả còn lớn lao hơn nữa. Sự cúng dường: mưa hoa, mưa hương, mưa thiên y, mưa trầm thủy, chiên đàn, chuỗi ngọc, trỗi kỹ nhạc âm thanh tán thán….Cho ta thấy ai nghe hiểu được Như Lai thọ mệnh, người đó sẽ hiểu được Như
Lai thường trụ trong thời gian vô tận, không gian vô cùng . Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai không còn là vấn đề “khác ông, khác Phật nữa. Một Phật có đủ ba đời Phật. Ba đời Phật ở trong một Phật. Cho nên một thời cúng dường. Chỉ một thời thôi đủ cả tam thế Phật: Quá (Đa Bảo), Hiện (Thích Ca), Vị lai (Bồ tát và tứ chúng).
Phân biệt công đức để chỉ cho chúng sanh, cho Phật tử về cái nhận thức, cái hiểu, cái tin đúng chánh pháp, đúng chân lý sẽ đem lại kết quả vô cùng to lớn như vậy. Ngoài ra cũng còn những công đức cũng cần phân biệt như sau:
• Công đức của người nghe rồi sanh một niệm tin hiểu.
• Công đức nghe mà hiểu ý thú lời nói của Phật.
• Công đức của người nghe rồi sanh lòng tin sâu hiểu chắc.
• Công đức của người nghe rồi tùy hỉ sau Như Lai diệt độ.
Nghe thọ mệnh Phật mà tin hiểu cũng không thối thất đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Công đức của người tu năm độ trước của lục độ, trải qua vô lượng đời, nhưng so với công đức của người tin hiểu thọ mệnh Như Lai thì không bằng một phần tỷ, cho đến không tỷ lệ được. Tại sao vậy? Tại vì chưa có tuệ. Không có tuệ thì cách Phật còn xa. Còn người tin hiểu Thọ mệnh Như Lai là mầm trí tuệ đã nẩy nở rồi, cho nên công đức lớn.
Nghe Thọ mệnh Như Lai mà hiểu ý thú, người nầy có thể sanh trí tuệ Như Lai vô thượng. Nếu thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói, cúng dường kinh, có thể sanh Nhất thiết chủng trí.
- Hiểu thế nào thì được gọi là hiểu ý thú? Hiểu ý thú là hiểu rằng: Như Lai là Như Lai Viên Giác Diệu Tâm. Tâm đó tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, là tâm mầu nhiệm, tròn đầy giác ngộ. Thọ lượng của nó vô thỉ vô chung, vì không sanh không diệt. Nói thọ lượng Như Lai kỳ thật chính là nói thọ lượng của tâm. Tâm đó lại là tâm vốn có của tất cả chúng sanh. Cũng có thể gọi nó là Phật tri kiến, là thường trụ chơn tâm, là Phật tánh, là Bát Nhã thật tướng của mọi người. Hiểu ý thú như vậy rồi…thì…chợt thấy rằng: Ta là Phật ! Phật ở lòng ta ! Bấy giờ trí tuệ Như Lai Vô thượng và Nhất thiết chủng trí đồng một thời sanh đầy đủ ở nơi ta vậy.
Nghe Thọ mệnh Như Lai sanh lòng tin hiểu chắc thì người đó thấy Phật thường ở núi Kỳ xà Quật cùng chúng Bồ tát Thanh Văn nói pháp. Lại thấy cõi Ta bà không ô uế nữa. Đất bằng lưu ly, cây báu ngang hàng, lâu đài báu nguy nga. Vàng Diêm phù làm lan can trang trí khắp tám nẻo đường đẹp đẽ….
Nghe qua rất huyển hoặc ! Có thật vậy không ? Nếu không thì Phật nói dối ? Nếu thật thì thật thế nào ?
- Đó là sự thật. Nhưng sự thật phải được hiểu như vầy:
Người học Đại thừa tuệ, luôn luôn quán chiếu, từ quán chiếu đi đến chiếu kiến, thấy rõ rằng: Phật là thường tru. Pháp là thường tru. Tăng là thường tru. Đó là thập phương thường tru Tam bảo ở ngoài. Chẳng những vậy, còn phải biết cho rõ rằng: Phật thường tru. Pháp thường tru. Tăng thường tru vốn có ở tâm mình và từ đó hiểu rằng:
“Phật pháp tại thế gian Bất ly thế gian giác Ly thế mích Bồ đề
Kháp như cầu thố giác”. Nghĩa là:
Phật và Pháp ở tại thế gian Thành Phật, không xa rời thế gian Xa rời thế gian, mong cầu quả Phật
Giốn như tìm sừng thỏ lông rùa. (Kinh Pháp Bảo Đàn)
Không tư duy quán chiếu như vậy, không tin và hiểu như vậy, thì suốt đời dù có tu hành ép xác, khổ thân, hủy thân, rốt cuộc không đem lại kết quả gì. Bởi vì sai lạc chánh nhơn thành Phật thì không sao thành Phật được, cũng như đem cát nấu hy vọng thành cơm, không làm sao có cơm được !
Cõi Ta bà vốn không uế tịnh. Tịnh hay ố do tâm mê hay ngộ của con người. Mùa Xuân vốn chẳng vui buồn, vui buồn do tâm trạng người nhìn xem cảnh vật:
“Vui Xuân vui khắp phương trời,
Buồn Xuân riêng để cho người tương tư” (Nguyễn Du)
* Sau Như Lai diệt độ, ai nghe Thọ mệnh Như Lai mà sanh lòng tùy hỉ, đó là biểu hiện lòng tin sâu chắc. Nếu pháp tâm thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói thì người nầy luôn luôn có Như Lai bên cạnh.
Ta có tâm Như Lai thì ta là Như Lai. Ta là Như Lai thì trên đầu, trên cổ, bên cạnh, trên toàn thân có Như Lai cũng không là việc khó hiểu nữa.
* Người nông dân gieo hạt, ương mầm, trồng cây để mong ngày thu hoạch được trái chín. Trái chín đã thu hoạch, có nghĩa là thời kỳ gieo hạt, ương mầm, trồng cây, người nông dân đã làm tốt trước rồi.
Tất cả sự cúng dường Tam bảo dù nhỏ dù lớn, dù ít dù nhiều, nhằm gieo hạt giống giải thoát giác ngộ, trở về Như Lai Phật của mình. Nay hiểu được, hiểu kỹ, hiểu chắc, hiểu đúng về Thọ mệnh Như Lai có nghĩa là tự biết, tự thể nhập Phật mình, chính mình là Phật thì không cần cúng dường Tam Bảo nữa, vì được xem đã cúng dường viên mãn lắm rồi vậy.

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét:

* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!