TÙY HỈ CÔNG ĐỨC
Lúc bấy giờ Bồ tát Di Lặc bach Phật: Thế Tôn ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh Pháp Hoa mà lòng vui đẹp (tùy hỉ), thì những người ấy đặng bao nhiêu phước đức ?”
Phật bảo Bồ tát Di Lặc: “A dật đa ! Sau Như Lai diệt độ, nếu có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cùng hạng người trí khác, nghe kinh này mà lòng vui đẹp, rồi từ trong pháp hội ra đến chỗ khác, hoặc tại nơi chư tăng ở, hoặc chỗ vắng vẻ, hoặc nơi thành ấp, đường sá, xóm làng, ruộng rẫy, đem điều đã nghe, tùy sức mà diễn thuyết cho cha mẹ, họ hàng, thiện hữu cùng nghe, rồi những người này nghe xong dạy cho người khác. Những người khác này nghe xong, dạy cho những người khác nữam như vậy cho tới người thứ năm mươi.
Này A dật đa ! Công đức nghe kinh vui đẹp của hàng thiện nam tử nữ nhân thứ năm mươi đó sẽ được như lời ta sắp nói đây, ngươi hãy lắng nghe.
“Nếu có người làm hạnh bố thí, ban cấp những thứ cần dùng ngọc ngà, châu báu, voi ngựa, xe cộ, cung điện, lầu gác cho vô lượng chúng sanh trong vô số thế giới, suốt một thời gian là 80 năm. Tài thí như vậy xong rồi, vị thí chủ ấy lại nghĩ đến việc đem Phật pháp ra mà dạy dỗ dìu dắt chúng sinh lúc ấy đã già suy, tuổi quá tám mươi, tóc bạc mặt nhăn, không bao lâu sẽ chết. Vị thí chủ ấy liền nhóm chúng sinh giáo hóa, khiến chúng đặng quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm hoặc A la hớn. Ý ông nghĩ sao ? Công đức của vị đại thí chủ đó có nhiều chăng ?
Bồ tát Di Lặc bạch Phật: “Thế Tôn ! Công đức của người ấy nhiều vô lượng vô biên. Chỉ
việc tài thí thôi đã là vô lượng rồi, hà huống còn pháp thí đến đặng A la hớn”.
việc tài thí thôi đã là vô lượng rồi, hà huống còn pháp thí đến đặng A la hớn”.
Phật bảo Bồ tát Di Lặc: “Ta rành nói ngươi nghe nhé ! Công đức của vị thí chủ ấy không bằng một trong trăm ngàn muôn ức phần công đức của người thứ năm mươi nghe Kinh Pháp Hoa mà lòng vui đẹp.
“Này A dật đa ! Người nghe Kinh Pháp Hoa thứ năm mươi mà tùy hỉ còn được công đức vô lượng vô biên như thế, huống hồ hạng người nghe kinh lúc ban sơ, ngay trong Pháp hội.
“Này A dật đa ! Nếu có người vì lòng muốn nghe kinh này mà đến chùa, hoặc ngồi, hoặc đứng, dầu trong chốc lát để nghe nhận lời, người ấy có những công đức nhờ đó mà sẽ tái sanh trong cảnh giàu có rồi sau lại lên thiên cung.
“Còn người nào, trong chỗ giảng kinh mà biết khuyên người đến sau ngồi nghe, hoặc chia chỗ ngồi, thì người ấy, khi chuyển thân, đặng chỗ ngồi của Đế Thích, Phạm Vương hay Chuyển luân thánh Vương.
“A dật đa ! Nếu lại có người giới thiệu và khuyến khích người khác nghe giảng Kinh Pháp Hoa, và được khuyên nhận lời để nghe, dầu trong chốc lát, thì người giới thiệu và khuyến khích đặng công đức, khi chuyển thân cùng sanh một nơi với hàng Bồ tát, đầy đủ “tổng trì”, căn tánh bén nhạy, có trí tuệ, trăm ngàn muôn đời chẳng hề ngọng câm, miệng lưỡi không hôi thối, môi răng tốt đẹp, mặt mày đoan trang, mũi lớn cao thẳng.
“A dật đa ! Ngươi thử xem: khuyên một người đi nghe Pháp mà được công đức như thế, hà huống một mòng nghe, nói, đọc, tụng Kinh Pháp Hoa, lại trong đám đông vì người mà giải thích, và tu hành đúng như lời nói trong kinh.”
THÂM NGHĨA
Khi thấy một người khác làm một điều gì mà mình đồng ý vui mừng tán thán hổ trợ, gọi đó là tùy hỉ. Tùy hỉ cũng có thể là tùy hỉ thiện và cũng có thể là tùy hỉ ác. Về hành động thiện cũng như hành động ác, kinh điển thường chia: Hoặc tự tác hoặc giáo tha tác, hoặc kiến tác tùy hỉ, có nghĩ là hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, hoặc thấy ai làm tùy hỉ tán thành. Tùy hỉ tác là gián tiếp giáo tha tác; giáo tha tác là gián tiếp tự tác. Thế nên
tùy hỉ cũng có thể mắc tội lớn, nếu tùy hỉ với những điều ác, người ác. Tùy hỉ với Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa là tùy hỉ thiện, tùy hỉ với chân tâm, với Phật tri kiến mình, nên phước đức lớn lao, không thể dùng ngôn từ tán thán, dùng tỉ lệ so sánh được.
tùy hỉ cũng có thể mắc tội lớn, nếu tùy hỉ với những điều ác, người ác. Tùy hỉ với Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa là tùy hỉ thiện, tùy hỉ với chân tâm, với Phật tri kiến mình, nên phước đức lớn lao, không thể dùng ngôn từ tán thán, dùng tỉ lệ so sánh được.
Vậy tùy hỉ là tùy hỉ những gì ở Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ?
* Tùy hỉ rằng: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là Kinh Đại Thừa viên giáo liễu nghĩa. Ba đời chư Phật chỉ nói Kinh Pháp Hoa trước giờ phút sắp nhập Niết bàn để rồi thọ ký cho tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật.
(Phẩm Tựa thứ 1)
* Tùy hỉ rằng: chư Phật Như Lai ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên:
• Giới thiệu (khai) tri kiến Phật của chúng sanh cho chúng sanh biết.
• Chỉ (thị) tri kiến Phật của chúng sanh cho chúng sanh thấy.
• Hướng dẫn chúng sanh hiểu kỹ (ngộ) về tri kiến Phật của mình.
• Dạy cho chúng sanh sống bằng (nhập) tri kiến Phật của mình vốn có: Vì vậy, kinh nói: “Tất cả chúng sanh đã thành Phât”
• Chỉ (thị) tri kiến Phật của chúng sanh cho chúng sanh thấy.
• Hướng dẫn chúng sanh hiểu kỹ (ngộ) về tri kiến Phật của mình.
• Dạy cho chúng sanh sống bằng (nhập) tri kiến Phật của mình vốn có: Vì vậy, kinh nói: “Tất cả chúng sanh đã thành Phât”
(Phẩm Phương tiện thứ 2)
* Tùy hỉ rằng: Giáo lý của ba đời chư Phật đều dạy cho chúng sanh pháp nhất thừa: Hễ tu hành là thành Phật. Thanh văn, Duyên giác thừa chỉ là xe dê, xe nai; ông Trưởng giả phương tiện nói đó thôi.
(Phẩm Thí dụ thứ 3)
* Tùy hỉ rằng: Phật và chúng sanh cùng ở một nguyên quán: Như Lai viên giác diệu tâm; cũng như đứa con hoang cùng ông Trưởng giả vốn là cha con ruột, cùng ở trong cảnh gia đình một cự phú hào. Con vì bỏ cha, bỏ nhà đi hoang nên đói khổ lang thang lưu lạc. Ngày trở về nhận được cha, thì con hưởng trọn cái gia tài cự phú hào vô tận ấy.
Chúng sanh không biết mình có Phật chất đành cơ cực sống với tâm trạng đau khổ bởi vô minh. Ngày tỉnh ngộ quay về sống bằng tri kiến Phật của mình thì Bồ đề Niết bàn là sự nghiệp chung mà tất cả chúng sanh có quyền thừa hưởng trọn.
Chúng sanh không biết mình có Phật chất đành cơ cực sống với tâm trạng đau khổ bởi vô minh. Ngày tỉnh ngộ quay về sống bằng tri kiến Phật của mình thì Bồ đề Niết bàn là sự nghiệp chung mà tất cả chúng sanh có quyền thừa hưởng trọn.
(Phẩm Tín giải thứ 4)
* Tùy hỉ rằng: Sự thật trước sau, Phật chỉ dạy cho tất cả đệ tử của mình về pháp Đại Thừa. Nhưng tùy căn cơ chủng tánh, nghe ra có Tiểu, có Trung, có Đại khác nhau. Như một trận mưa tuôn chỉ có một vị đượm nhuần mát mẻ, thế mà cây cổ thụ, cây lựu, cây lê, cây lúa mạ tùy sức hấp thụ mà giống cây có to, có vừa, có bé không đồng.
(Phẩm Dược Thảo Dụ số 5)
* Tùy hỉ rằng: Ông Xá Lợi Phất là người đầu tiên trong hàng Thanh văn, được thọ ký thành Phật. Giờ đây ông Đại ca diếp, ông Tu bồ đề, ông Ca Chiên Diên, ông Mục kiền Liên cũng được thọ ký thành Phật. Vì sự thọ ký không phải là sự thi ân riêng rẽ của Phật dành cho người đệ tử dễ thương nào. Cũng không phải là lời tiên tri may rủi hay ước lượng, dự đoán, phỏng chừng. Mà thọ ký là nói lên một sự thật tất yếu tất nhiên vốn vậy
của tất cả mọi người. Cho nên rồi đây 500 đại đệ tử cũng sẽ được thọ ký. Những người hữu học, vô học cũng được thọ ký. Nói thẳng ra , tất cả chúng sanh đều được thọ ký thành Phật với cái vốn liếng Phật tánh sẵn có của mình.
(Phẩm Thọ Ký thứ 6, 8, 9)
* Tùy hỉ rằng: Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa là kinh giáo Bồ tát pháp, Phật sở hộ niệm. Tu học Diệu Pháp Liên Hoa kinh, mới đi cuối con đường Phật, mới đến nơi Bảo sở. Không tu học kinh Pháp Hoa, dù có được Niết bàn nhưng đó là hóa thành, đó là quyền biến phương tiện của một đạo sư….
(Phẩm Hóa Thành Dụ thứ 7)
* Tùy hỉ rằng: Những người thọ trì, đọc tụng, biên chép, giảng nói và tùy hỉ kinh Diệu Pháp Liên Hoa đều được gọi là Pháp Sư. Họ không phải là người thường, vì người thường không thể nghe, không thể chấp nhận nổi kinh nầy. Họ là những người được Phật thọ ký thành Phật, được Như Lai lấy y mà trùm, lấy tay mà xoa đầu. Họ là sứ giả Như Lai.
(Phẩm Pháp Sư thứ 10)
* Tùy hỉ rằng: Phật thường trụ, Pháp thường trụ, Tăng thường trụ. Đa Bảo Như Lai và Tháp là Phật pháp thường trụ về mặt thời gian. Phân thân Phật nhiều bất khả thuyết, bất khả thuyết vô lượng vô biên a tăng kỳ hằng hà sa của Thích Ca Mâu Ni Phật và cây báu…là Phật pháp thường trụ về mặt không gian đó…
(Phẩm Hiện Bảo Tháp thứ 11)
* Tùy hỉ rằng: Đề Bà Đạt Đa thuộc hạng “Nhứt xiển đề” mà được thọ ký thành Phật, thì tất cả chúng sanh không phải “Nhứt xiển đề” thừa khả năng tu hành thành Phật. Long Nữ thành được Phật thì tất cả người nữ thừa khả năng tu hành thành Phật.
(Phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ 12)
* Tùy hỉ rằng: Trì Kinh Pháp Hoa ở cõi Ta bà có khó khăn nhung có sức cố gắng, có khả năng, có phát tâm dũng mãnh vẫn làm được, như Bồ tát Dược Vương và Bồ tát Đại Nhạo Thuyết đã phát nguyện trì.
(Phẩm Khuyến trì thứ 13)
* Tùy hỉ rằng: Hành xứ, thân cận xứ, an lạc hạnh, đại bi tâm là bốn điều kiện cần có
để cho Pháp sư Pháp Hoa hoàn thành công hạnh tự lợi, lợi tha viên mãn.
để cho Pháp sư Pháp Hoa hoàn thành công hạnh tự lợi, lợi tha viên mãn.
(Phẩm An Lạc Hạnh thứ 14)
* Tùy hỉ rằng: Khả năng tu tập của mình là nhân tố quyết định thành công. Đừng hy vọng trông nhờ ở tha nhân nào khác. Nếu có sự giúp đỡ của tha nhân bằng tám lần thành công, thì sự cố gắng nổ lực của mình gấp mười hai vạn lần hơn hảo ý của tha nhân cảm tình giúp đỡ. Phải phát triển nghị lực sẵn có của chính mình và sự thật, mỗi người đều có khả năng nghị lực đó.
(Phẩm Bồ tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15)
* Tùy hỉ rằng: Thọ mệnh Như Lai vĩnh cửu ở thời gian vô tận, không gian vô cùng. vì “Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa. Nhược hữu nhơn ngôn: nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhơn bất năng giải ngã sở thuyết nghĩa. Như Lai giả vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ, cố danh Như Lai.
(Phẩm như Lai Thọ Lượng thứ 16)
* Tùy hỉ rằng: hiểu kỹ, hiểu đúng, ý thú về Như Lai Thọ Lượng tức là hiểu kỹ, hiểu
đúng về Phật tánh, về Như Lai Viên Giác diệu tâm của mình.
Phát hiện trong quặng có vàng, sẽ nấu lọc quặng để lấy vàng. Biết mình có Như Lai Viên giác diệu tâm sẽ gạn lọc cặn bã vô minh để lấy Phật tánh.
đúng về Phật tánh, về Như Lai Viên Giác diệu tâm của mình.
Phát hiện trong quặng có vàng, sẽ nấu lọc quặng để lấy vàng. Biết mình có Như Lai Viên giác diệu tâm sẽ gạn lọc cặn bã vô minh để lấy Phật tánh.
(Phẩm Phân Biệt công Đức thứ 17)
* Tùy hỉ rằng: Nghe Kinh Pháp Hoa mà sanh tâm vui mừng, tâm đắc là người không phải tầm thường. Nghe rồi thọ trì, đọc học, biên chép, giảng nói và tùy hỉ, khuyến khích cho nhiều người cùng nghe, cùng tu học là Bồ tát hạnh đã trưởng thành vượt bực rồi. Quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác với người nầy chẳng còn xa. Người này đang ngồi tòa Bồ đề dưới bóng cây đạo.
(Phẩm Tùy Hỉ Công Đức thứ 18)
* Tùy hỉ rằng: Kinh Pháp Hoa là tối tôn tối thượng. Những người thọ trì, đọc học, biên chép, giảng nói và vui mừng tâm đắc với Kinh Pháp Hoa, sẽ được công to và phước đức rất nhiều. Tất cả đều được tôn vinh là “Pháp sư”.
Pháp sư Pháp Hoa là người có thể có được “Lục căn thanh tịnh” mà không cần thay đổi, hủy bỏ “lục căn vốn có của cha mẹ sanh ra”. “Lục căn thanh tịnh” thì “lục trần”, “lục thức” của Pháp sư Pháp Hoa cũng đều được thanh tịnh như vậy.
(Phẩm Pháp Sư Công Đức thứ 19)
* Tùy hỉ rằng: Câu nói của Bồ tát Thường Bất Khinh: “Tôi không dám khinh các
Ngài, rồi đây tất cả các Ngài đều sẽ thành Phật”. Câu nói đó là một âm vang sấm sét, réo gọi, thức tỉnh những ai còn mê mệt mơ hồ về Tri Kiến Phật và khả năng thành Phật của mình là thiệt thòi lớn lao hơn hết. Chàng Cùng tử sở dĩ đói khổ lang thang chỉ vì “khinh
Ngài, rồi đây tất cả các Ngài đều sẽ thành Phật”. Câu nói đó là một âm vang sấm sét, réo gọi, thức tỉnh những ai còn mê mệt mơ hồ về Tri Kiến Phật và khả năng thành Phật của mình là thiệt thòi lớn lao hơn hết. Chàng Cùng tử sở dĩ đói khổ lang thang chỉ vì “khinh
mình”, vì không nhận biết ở vạt áo mình có viên minh châu vô giá. Ngày phát hiện ra viên bảo châu là ngày mình trở thành cự phú nhất đời.
(Phẩm Thường Bất Khinh Bồ tát thứ 20)
* Tùy hỉ rằng: Phật chỉ là một con người. “Thành Phật” là ngườ đạt đến đỉnh cao vô thượng của trí tuệ. Nhận thức bằng “Phật tuệ” thì “Pháp giới bất nhị”. Quán sát bằng “Phật nhãn” thì “Pháp giới nhất chân”.
Ngày thành Phật là ngày toàn thân con người trở thành một khối “trí tuệ” sáng suốt, vén tan hết bóng tối vô minh trong mười phương quốc độ. Kinh nói: “Toàn thân Như Lai từng lỗ chân lông, phóng hào quang…”
(Phẩm Như Lai Thần Lực thứ 21)
* Tùy hỉ rằng: Giá trị Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ngang bằng với giá trị của quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Giữ gìn Kinh Pháp Hoa là giữ gìn quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác . Truyền bá Kinh Pháp Hoa cho tất cả chúng sinh tức là truyền trao quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cho chúng sinh vậy.
Kinh Pháp Hoa là nền giáo lý cô đọng của công trình tu tập trải qua trăm ngàn muôn ức A tăng kỳ kiếp mà nên, tu học Kinh Pháp Hoa tức là tu học về “Nhất thiết trí”, “Đạo chủng trí”, “Nhất thiết chủng trí”, “Vô sư trí”, “Tự nhiên trí” và “Phật tuệ vô thượng”.
Là Bồ tát, đệ tử Phật gần gũi, đọc học, biên chép, giảng nói và truyền bá Kinh Pháp Hoa là cách đền đáp thâm ân Phật cao quý nhất.
“Trong tất cả cung cách cúng dường, cúng dường “Pháp” là ưu việt hơn hết”.
(Phẩm Chúc Lũy thứ 22)
* Tùy hỉ rằng: Ví như người bệnh phải cầu thuốc để trị bệnh. Người tu tự coi mình là người đang mắc phải chứng bệnh vô minh. Muốn trị dứt chứng bệnh vô minh phải trải qua quá trình điều trị bằng “thuốc pháp”. “Vi rút chấp ngã” và “chấp pháp” là loại “vi rút” cực kỳ nguy hiểm. Từ đó sinh nhiều biến chứng: “tam độc”, “ngũ cái”, “thập triền” khiến cho chúng sanh đắm chìm lặn hụp trong ái hà, khổ hải, ưu bi….
Muốn được giác ngộ và giải thoát phải bồi dưỡng thiện pháp lâu dài cũng như phải hóa giải diệt trừ ác pháp lâu dài và cuối cùng phải tiêu hóa chúng với thời gian lâu dài cho đến khi nào cái chất “ngã tướng”, “nhân tướng”….tàn rụi hết mới thôi…
(Phẩm Dược Vương Bồ tát Bổn sự thứ 23)
* Tùy hỉ rằng: Hễ sử dụng Phật tuệ thì “Pháp giới bất nhị” cho nên thế giới “Nhất
Thiết Tịnh Quang trang nghiêm” của đức Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí hiện ra không xa.
Thiết Tịnh Quang trang nghiêm” của đức Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí hiện ra không xa.
Diệu Âm Bồ tát là “nhân cách hóa” cái âm thanh mầu nhiệm của cõi lòng thanh tịnh. Do vậy, khi cõi lòng thanh tịnh thì “cõi đất tâm” đẹp đẽ trang nghiêm thanh tịnh.
Diệu Âm Bồ tát đến cõi Ta bà đẹp đẽ trang nghiêm thanh tịnh. Diệu Âm Bồ tát trở về
bản độ thì cõi Ta bà trở lại trạng thái uế độ như cũ.
bản độ thì cõi Ta bà trở lại trạng thái uế độ như cũ.
(Phẩm Diệu Âm Bồ tát Vãng lai thứ 24)
* Tùy hỉ rằng:
Diệu Âm Quán Thế âm Phạm Âm, Hải triều âm Thắng bỉ thế gian âm Thị cố tu thường niêm
Niệm niệm vật sanh nghi
Quán Thế Âm tịnh thánh
Niệm niệm vật sanh nghi
Quán Thế Âm tịnh thánh
Có nghĩa là Diệu Âm Quán Thế âm. Quán Thế Âm tức Diệu Âm, chỉ khác ở chỗ Diệu Âm có lúc đi đến, có lúc trở về còn Quán Thế Âm thì giữ lại không đến không đi, Do vậy,
niệm Quán Thế Âm liên tục là cách tu ưu việt hơn hết. Cho nên “Quán Thế Âm là Thánh của sự thanh tịnh.”
niệm Quán Thế Âm liên tục là cách tu ưu việt hơn hết. Cho nên “Quán Thế Âm là Thánh của sự thanh tịnh.”
“…Phật xuất Ta bà giới Thử phương chân giáo thể Thanh tịnh tại âm văn
Dục thủ tam ma đề
Thực tùng văn trung nhập”
Dục thủ tam ma đề
Thực tùng văn trung nhập”
(Phẩm Quán Thế Âm Bồ tát Phổ Môn thứ 25)
* Tùy hỉ rằng: Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa là tạng kinh bí yếu của chư Phạt. Tu học, theo kinh Pháp Hoa là tu học viên giáo liễu nghĩa thượng thừa. Sống theo Kinh Pháp Hoa là sống theo chân lý, sống đúng chân lý. Vì vậy, mà các hàng Bồ tát, Thiên
Vương, Ma Vương, phát nguyện đem hết khả năng mình để hộ trì kinh, bảo hộ cho những ai thọ trì, đọc học, truyền bá kinh bằng những “Đà la ni” mà họ có.
Vương, Ma Vương, phát nguyện đem hết khả năng mình để hộ trì kinh, bảo hộ cho những ai thọ trì, đọc học, truyền bá kinh bằng những “Đà la ni” mà họ có.
“Đà la ni” là một thứ ngữ ngôn phủ định ngữ ngôn. Thứ ngữ ngôn “ngôn ngữ đạo đoạn”. Thứ ngữ ngôn nhằm đưa hành giả Pháp Hoa lên đỉnh cao “tâm hành xứ diệt”.
(Phẩm Đà La Ni thứ 26)
* Tùy hỉ rằng: Bồ đề tự tánh, ai cũng có thể trở về để thành Phật, nhưng việc thành Phật không mong cầu nóng vội, mà phải đoạn trừ phiền não có quá trình, chứng nhập “pháp thân” từng phần, sự giác ngộ giải thoát tiệm tăng từng mức độ: Vua Diệu Trang Nghiêm cách đây vô lượng kiếp, nay là Hoa Đức Bồ tát. Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn, xưa kia, nay là Bồ tát Dược Vương và Dược Thượng.
Ở phẩm “Tựa” thứ nhất Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh vốn là một nhà vua có tám người con. Nhà vua xuất gia tu thành Phật, sau đó độ cho tám người con ở trong Phật pháp làm nhiều phật sự.
Ở phẩm “Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn sự” thứ 27, Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn hai người con xuất gia hành đạo chứng đắc tự tại thần thông rồi độ cho vua cha xuất gia tu hành thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Cải tạo A lại da trước, chuyển hóa tiền thất thức sau hoặc chuyển hóa tiền thất thức trước, cải tạo A lại da sau. Cách tu nào cũng đem lại kết quả được, tùy căn tánh của mỗi người.
(Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn sự thứ 27)
* Tùy hỉ rằng: Thọ trì, đọc, học Kinh Pháp Hoa là bồi dưỡng cái trí “năng tri”. Đem lại cho con người sự giải thoát, giác ngộ cốt yếu là ở nơi cái đức “năng hành”.
Bồ Tát Đại Trí Văn Thù tiêu biểu cho cái trí “năng tri” xuất hiện ở phẩm thứ nhất để khai
đạo giáo nghĩa Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa.
đạo giáo nghĩa Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa.
Bồ tát Đại hạnh Phổ Hiền cuối cùng mới xuất hiện để động viên tinh thần “hành giả
Pháp Hoa” với cái nhan đề “Phổ Hiền khuyến phát” thứ 28.
Pháp Hoa” với cái nhan đề “Phổ Hiền khuyến phát” thứ 28.
Điều đó nói lên: Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa không phải là thứ kinh để cho mọi người đọc tụng được phước, mà “hành giả Pháp Hoa phải là người “Tri”, “hành” hợp nhất mới đem lại kết quả lớn lao”.
Tóm lại, Tùy hỉ Kinh Pháp Hoa có nghĩa là vui mừng chấp nhận nội dung, tư tưởng toàn bộ giáo lý của hệ tư tưởng Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa để làm kim chỉ nam cho tiến trình tu tập của mình và trọng yếu đạt đến thành công là: “Tri hành hợp nhất”
(Phẩm Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát” thứ 28)
0 nhận xét:
* Quý vị có thể để lại nhận xét, cảm nhận dưới mỗi bài viết nhưng:
- Không bàn luận đến chính trị của các quốc gia trên thế giới.
- Không được bàn luận hay phỉ báng bất kỳ tôn giáo nào khác.
- Không bàn luận tới sắc tộc gây chia rẽ các dân tộc trên toàn thế giới.
- Không viết những lời thô tục
- Không xúc phạm, chửi bới người khác
- Không đặt liên kết tới những Website đen, có chứa Vi rút hay những phần mềm có chứa mã độc hại
+ Chỉ bàn luận những lĩnh vực liên quan tới Phật Giáo.
+ Hãy giới thiệu Website này tới những người thân, bạn bè của quý vị. Những người không theo, sẽ theo và đã theo Đạo Phật đều có thể xem và tim hiểu trên Website này.
* Hướng dẫn viết nhận xét:
+ Viết nhận xét, cảm nghĩ vào ô bằng Tiếng Việt có dấu
+ Nhận xét với tư cách: Vui lòng nhấp vào lựa chọn trong thanh thả ( Nếu bạn có 1 blog thì hãy đăng nhập, nếu không có thì chọn Ẩn danh)
+ Cuối cùng thì kiểm tra nhận xét và nhấp vào nút: Đăng Nhận xét
* Trân trọng cám ơn!