I.- VẤN ĐỀ THIỀN
Bây giờ Trưởng giả Duy Ma Cật tự nghĩ: nay mình nhuốm bệnh nằm một mình một giường và một thất, đức Thế Tôn là bậc đại từ rồi đây thế nào cũng xót thương và sai người đến thăm bệnh. Phật biết thâm ý của Trưởng giả Duy Ma Cật, bèn gọi Ông Xá Lợi Phất đến và bảo:
1.- Xá Lợi Phất! Thầy hãy đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật. Hiện nay Ông
ấy có bệnh. Ông Xá Lợi Phất thưa:
Bạch Thế Tôn! Con xin Thế Tôn thương cho! Con không kham lãnh trách nhiệm đến thăm bệnh Ông ấy. Bạch Thế Tôn! Vì trước đây có một hôm nọ, con đang ở trong rừng ngồi thiền dưới một cội cây. Tình cờ Ông Duy Ma Cật đến, nói với con rằng: Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Ngài bất tất phải ngồi như thế mới là ngồi thiền! Luận về
việc ngồi thiền, thiền giả không dính mắc tam giới mà thân tâm vẫn sinh hoạt mới là ngồi thiền. Sinh hoạt trong oai nghi như bình nhật mà không rời diệt tận định mới là ngồi thiền. Làm mọi việc như kẻ phàm phu mà không xao lãng đạo pháp mới là ngồi thiền. Tâm không cột vào trong mà cũng không tản mạn ra ngoài mới là ngồi thiền. Trước bao nhiêu tà kiến, bao nhiêu dị thuyết, bao nhiêu chuyện mê tín, hoang đường mà tâm không bị lay động, không bị mê hoặc, cám dỗ, xiêu lòng, vững tâm trong 37 phần trợ đạo, thế mới là ngồi thiền. Không khởi tâm đoạn trừ phiền não mà vẫn có Niết bàn, thế mới là ngồi thiền. Ngồi được như thế thì đó là thứ thiền được Phật ngợi khen và ấn khả, thưa Ngài Xá Lơi Phất.
Bạch Thế Tôn! Ông Xá Lợi Phất thưa. Sau khi con nghe những lời như thế, con lặng người ra gần như sảng sốt, chẳng trả lời được với Ông Duy Ma Cật câu nào. Vì vậy con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh.
TRỰC CHỈ
1.- Thiền là pháp môn tu phổ biến trong đạo Phật. Sau Phật Niết Bàn, giáo lý Phật bị phân hóa. Tùy căn cơ nhận thức, họ chia thành bộ phái. Từ bộ phái tiến tới chỗ lập tông chỉ riêng. Từ đó có cái từ “Tông phái”.
Lập trường của các Tông phái “Tiểu dị đại đồng”. Nghĩa là bên mặt hình thức thì mỗi tông phái có khác. Nhưng tất cả đều xử dụng chất liệu Thiền để phát huy hiệu quả trên đường thăng tiến Bồ Đề vô thượng. Tu mà không có Thiền giống như ăn cơm không có muối. Dù có được ăn, nhưng yếu đuối, èo uột, ngày chết chẳng còn xa.
Người thọ tam qui, ngũ giới cũng phải học Thiền. Có Thiền mới nhớ Phật, nhớ
Pháp, nhớ Tăng. Có Thiền mới chận đứng những sai trái mình sắp làm.
Tu Thập thiện nghiệp để hưởng phước báu người, Trời, cũng phải học Thiền, tham thiền.
- Sơ thiền, tham đề tài “Ly” cấp I.
- Nhị thiền, tham đề tài “ĐỊNH”
- Tam thiền, tham đề tài “LY” cấp II.
- Tứ thiền, tham đề tài “XÔ…
Đó là quá trình hành thiền của Thiên thừa Phật giáo.
Để được A LA HÁN quả, thiền phải tích cực hơn nhiều. Phải thường xuyên liên tục để thu nhiếp tâm và làm chủ tự tâm. Vì vậy Ngài Xá Lợi Phất say sưa trong tỉnh tọa ở mé suối ven rừng. Ngài Duy Ma Cật có dịp gặp gỡ luận đàm thiền vị.
Ba mươi bảy phần trợ đạo là đề mục thiền của hàng Thinh Văn tham tọa:
-TỨ NIỆM XỨ: 1.- Quán thân bất tịnh.
2.- Quán tho ïthị khổ.
3.- Quán tâm vô thường.
4.- Quán pháp vô ngã.
- TỨ CHÁNH CẦN: 1.- Việc ác chưa sanh cố gắng ngăn
chận.
2.- Việc ác đã sanh cố gắng dứt trừ.
3.- Việc thiện đã sanh cố gắng phát triển.
4.- Việc thiện chưa sanh cố gắng phát
khởi.
- TỨ NHƯ Ý TÚC: 1.- Mong muốn điều thiện.
2.- Tinh tấn làm thiện.
3.- Vui làm được việc thiện.
4.- Quyết tâm không rời việc thiện.
- NGŨ CĂN: 1.- Luôn bồi dưỡng đức tin Tam Bảo.
2.- Tinh tấn trên đường đạo
3.- Luôn nhớ Phật, Pháp, Tăng.
4.- Luôn bồi dưỡng định lực.
5.- Luôn bồi dưỡng và nâng cao trí tuệ.
- NGŨ LỰC: 1.- Tín tâm kiên cố.
2.- Tinh tấn kiên cố.
3.- Niệm tưởng kiên cố.
4.- Định tâm kiên cố.
5.- Tuệ giác kiên cố.
- THẤT GIÁC CHI: 1.- Trạch pháp.
2.- Tinh tấn.
3.- Hỉ.
4.- Khinh an.
5.- Niệm.
6.- Định.
7.- Xã.
- BÁT CHÁNH
ĐẠO: 1.- Chánh kiến.
2.- Chánh tư duy.
3.- Chánh ngữ.
4.- Chánh nghiệp.
5.- Chánh mạng.
6.- Chánh tinh tấn.
7.- Chánh niệm.
8.- Chánh định.
độ:
Bồ Tát thừa thi hành Thiền và phát huy Thiền theo quá trình tiệm tiến qua Lục
- LỤC ĐỘ:
1.- Bố thí thiền.
2.- Trì giới thiền.
3.- Nhẫn nhục thiền.
4.- Tinh tấn thiền.
5.- Thiền định thiền.
6.- Trí tuệ thiền.
Năm độ trước thiền phát huy phước đức. Độ thứ sáu thiền phát huy trí tuệ, để Bồ
Tát hoàn thành Phước Huệ song tu và chuẩn bị bước lên đỉnh cao Bồ Đề vô thượng.
Đến Phật quả gọi là Như Lai thiền.
Huyền Giác thiền sư nói:
“Đốn giác liễu Như Lai thiền
Lục độ vạn hạnh thể trung viên”
Bồ-Tát Duy Ma Cật luận về thiền và giới thiệu cho Ngài Xá Lợi Phất về Như Lai thiền ấy.
Như Lai thiền không nhất thiết phải “tọa” mới có “thiền”. Như Lai thiền đi, đứng, nằm, ngồi đều hiệu quả như nhau.
Thiền định có nghĩa “Tư duy tu”. Đối cảnh thì tư duy, có đề tài thì quán chiếu. Không luận đứng, đi, nằm, ngồi.
Thiền định còn có nghĩa là “Tĩnh lự”. Thiền giả “Tư lự” một đề tài trong lúc tâm thật yên tĩnh.
Một câu thoại đầu là một đề tài. Một công án là một đề tài. Thoại đầu công án là đề tài cũ sao chép của người xưa. Có đề tài lạc hậu không còn tác dụng trong thời hiện đại.
Thiền giả có thể sáng tác đề tài thiền trong mọi chốn nơi, ở mọi hoàn cảnh và mọi thời gian.
Rút lại, thiền là pháp tu phổ biến trong toàn bộ giáo lý Phật. Học kinh, luật, luận rồi phải hành thiền mới đem lại kết quả.Các tông: Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Pháp Hoa tông triển khai thiền thiên nặng về pháp tánh. Duy Thức tông, Tam luận tông, Luật tông, Tịnh Độ tông, Chân ngôn tông triển khai thiền thiên nặng về pháp tướng.
Do vậy, chỗ ở của người tu sĩ Phật giáo được gọi “Thiền môn”.
II.- VẤN ĐỀ THUYẾT PHÁP
Đức Phật gọi Ông Đại Mục Kiền Liên bảo: “Mục Kiền Liên! Thầy hãy đến thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật”. Ông Mục Kiền Liên thưa:
“Bạch Thế Tôn! Con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Ông ấy. Bạch Thế Tôn! Trước đây có lần con đi vào thành Tỳ Da Ly. Trong một thôn xóm nọ, con vì một nhóm cư sĩ nói pháp cho họ nghe. Bây giờ trưởng giả Duy Ma Cật đến nói với con rằng:
1.- Thưa Ngài Mục Kiền Liên! Vì hàng bạch y cư sĩ nói pháp Ngài không nên nói những pháp như vậy. Phàm nói pháp phải nói pháp “NHƯ” của pháp. Bởi vì pháp không có tướng chúng sanh, xa lìa sự cấu nhiễm về chúng sanh. Pháp không có tướng thọ mệnh, xa lìa sanh tử ưu bi. Pháp không có tướng nhơn, vì thời gian trước và thời gian sau không phải là một. Pháp thường vắng lặng, vì dứt bặt các tướng. Pháp ly tất cả tướng, vì nó không phải đối tượng sở duyên. Pháp không có tên, không có lời để gọi, vì ngoài sự nghỉ ngơi nói năng. Pháp không có gì để nói, vì nó ly các giác quán. Pháp không hình tướng, vì nó như hư không. Pháp không như trò giởn, vì nó hoàn toàn rỗng lặng. Pháp không phải là ngã sở, vì nó rời ngoài ngã sở. Pháp không thể phân biệt, vì nó vượt ngoài sự nhận thức đánh giá. Pháp không có thể so sánh, vì nó không ở trong vòng đối đải. Pháp không lệ thuộc vào nhơn, vì pháp tồn tại ở duyên. Pháp hoà đồng pháp tánh, vì nó dung nhập với pháp tánh. Pháp tùy thuận với pháp “Như”, vì nó không chỗ tùy. Pháp trụ nơi thật tế, vì pháp bất đồng với bên hữu bên vô, bên đoạn bên thường. Pháp không có giao động, vì nó không tương can với lục trần. Pháp không có đến đi, vì pháp vốn là bất trụ. Pháp thuận với không, tùy vô tướng, hợp với vô tác. Pháp rời tốt xấu. Pháp không tăng nhiều, khônggiãm thiểu. Pháp không có chỗ qui thú, nó vượt qua nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân tâm. Pháp không có cao thấp, pháp thường trú bất động. Pháp xa lìa tất cả sự nghĩ ngợi và thi thố.
Thưa Ngài Mục Kiền Liên! Pháp như thế thì làm sao mà có thể nói được? Luận đến chỗ cứu kính của vấn đề thuyết pháp thì người nói không nói gì hết,
không phô bày gì hết. Người nghe không nghe gì hết và không được có một sở đắc nào. Ví như ảo thuật sư làm ra người ảo, người ảo lại nói chuyện ảo. Phải xác lập ý thức kiên định như thế rồi mới nên thuyết pháp.
2.- Còn nữa thưa Ngài Mục Kiền Liên! Người thuyết pháp phải biết căn tánh của chúng sanh. Trước một hay nhiều đối tượng phải đọc thấy rõ rằng căn tánh của họ lợi hay độn, phải lấy tâm đại bi mà khen ngợi đại thừa. Phải nghĩ rằng thuyết pháp là truyền bá, duy trì cho ngôi Tam Bảo cửu trụ thế gian. Thuyết pháp nhằm để báo đáp thâm ân Phật. Phải lập chí như vậy, rồi sau mới thuyết pháp.
Bạch Thế Tôn! Ông Mục Kiền Liên thưa. Sau khi trươüng giả Duy Ma Cật nói thời pháp đó, có 800 cư sĩ phát tâm vô thượng Bồ Đề.
Bạch Thế Tôn! Con không đươc biện tài như thế, cho nên con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật.
TRỰC CHỈ
1.- Pháp có pháp tánh và pháp tướng. Pháp liễu nghĩa, pháp bầt liễu nghĩa, pháp đại thừa, pháp tiểu thừa. Về pháp tánh, khởi ý nghĩ đã sai. Mở lời nói không đúng. Bồ Tát Duy Ma Cật gọi thứ pháp tánh đó là pháp NHƯ. Như có nghĩa là tự nó sao để vậy. Đừng nói càn đừng nghĩ ngợi. Vì nó ly tất cả. Ly văn tự, ly ngôn thuyết, ly tâm duyên.
Người nói được pháp tánh phải là người thành thạo diễn đạt nghĩa lý của chữ
“BẤT” và “VÔ”.
Đại Mục Kiền Liên là Thanh văn chủng tánh chưa hiểu diệu lý: “…Chư pháp không tướng, BẤT sanh, BẤT diệt, BẤT cấu, BẤT tịnh, BẤT tăng, BẤT giãm…” Chưa hiểu được: “VÔ sắc, VÔ thọ, VÔ tưởng, VÔ hành, VÔ thức… VÔ nhãn,
nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ý…” Người thể nhập diệu lý đó, khi thuyết pháp thường thuyết pháp
NHƯ.
Bồ Tát Duy Ma Cật muốn Ngài Đại Mục Kiền Liên truyền đạt pháp Như cho mọi người. Có vậy, người nghe pháp mới được lợi ích lớn.
2.- Theo Bồ Tát Duy Ma Cật, nhìn đối tượng, nhận xét căn cơ là một chi tiết không thể thiếu của một vị pháp sư.
Phải quán cơ rồi mới nên thuyết pháp. Thuyết đúng đối tượng pháp đó mới đem lại lợi ích cho người nghe. Người nói thì đền đáp được thâm ân Phật.
III.- VẤN ĐỀ KHẤT THỰC
Đức Phật gọi Ông Đại Ca Diếp đến và bảo: “Đại Ca Diếp! Thầy hãy đến thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật, ông ấy đang có bệnh”. Ông Ca Diếp thưa: “Bạch Thế Tôn! Con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Ông Duy Ma Cật. Bạch Thế Tôn! Vì con nhớ trước đây, một hôm nọ con đi khất thực trong một xóm nghèo, Ông Duy Ma Cật gặp và thuyết pháp cho con một thời pháp dài rằng: “Thưa Ngài Đại Ca Diếp, Ngài có tâm từ mà không phổ biến, chẳng bình đẳng đối với chúng sanh. Ngài chừa nhà giàu, tìm nhà nghèo để mà khất thực. Thưa Ngài Đại Ca Diếp! Hãy nên trụ ở pháp bình đẳng, khất thực theo thứ tự của xóm làng. Không phải vì ăn mà khất thực thì mới nên đi khất thực. Nhằm hoại diệt cái thân tướng hòa hiệp này mà nhận lấy thức ăn nắm vắt đấy. Phải xử dụng cái ý tưởng không thọ nhận, mới thọ nhận thức ăn. Vào làng xóm, phải tưởng như đến chỗ không người. Thấy sắc mà như đui. Nghe thanh như nghe vang. Ngửi hương như hít gió. Nếm vị nhưng không phân biệt. Thọ xúc như tri chứng. Biết tướng của các pháp như huyễn, xưa vốn không sanh cho nên nay không có diệt.
Còn nữa thưa Ngài Đại Ca Diếp! Có thể không cần rời bỏ bát tà mà được bát giải thoát. Ngay nơi tà pháp mà thể nhập chánh pháp. Một chút thức ăn có thể đem bố thí cho tất cả, có thể cúng dường chư Phật và các hiền thánh, sau đó mới đáng ăn!
Ăn bằng cách như vậy, sẽ không có phiền não cũng không rời phiền não. Không dụng ý nhập định cũng không dụng ý xã định. Kkông trụ thế gian cũng không trụ Niết Bàn. Người thí chủ không có phước lớn cũng không có phước nhõ, không thêm công đức cũng chẳng mất công đức. Đấy là con đường vào Phật thừa đạo chơn chánh, không chờn vờn khập khểnh ở cổ xe bé bỏng của Thanh văn.Thưa Ngài Đại Ca Diếp! Nếu được như thế mà ăn thì mới không luống uổng thức ăn của người thí chủ cúng dường”. “Bạch Thế Tôn! Ông Ca Diếp thưa. Lúc con nghe bài pháp ấy rồi, con được cái
chưa từng có. Ngay lúc đó con sanh tâm cung kính chư Bồ Tát một cách thân thiết chân thành. Vì con nghĩ rằng, ngoài địa vị Bồ Tát, không ai có thể có trí tuệ biện tài thâm diệu như thế. Thảo nào người nghe ai mà chẳng phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Từ đó về sau con không khuyên dạy ai học tu theo pháp Thanh văn, Bích chi Phật nữa. Vì lẽ đó con không kham lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật”.
TRỰC CHỈ
Khất thực là một hạnh trong mười hai hạnh đầu đà. Sống đời khất thực có thể
phủi dũ được từng phần phiền não, cởi mở được một ít mối manh ràng buộc.
Giàu nghèo là chuyện của xã hội, của chúng sanh, ai cóphần nấy.
Nghèo không hẳn khổ. Biết đạo đức, sống tri túc, nghèo cũng có thể an vui hạnh
phúc.
“Thanh bần thường lạc” là chuyện có thật.
Giàu không hẳn vui. Làm giàu bằng bất chánh, bất lương, bất nhân, bất nghĩa.
Bên ngoài giàu, bên trong lo âu sợ sệt, đau khổ triền miên. “Trọc phú đa ưu” là chuyện có thật.
Quan niệm giàu là người đầy đủ phước đức, được hưởng nhiều hạnh phúc là sai. Quan niệm nghèo là kẻ đáng thương, cần giúp đở để cho họ được hưởng phần nào hạnh-phúc, cũng sai.
Người tu sĩ, nhìn bằng tuệ nhãn không đánh giá khổ vui qua hình thức sự nghiệp nghèo, giàu.
BÌNH ĐẲNG là tiêu chuẩn đo đạo đức và quả chứng của người đạo sĩ. Từ vô lượng tâm của Phật thể hiện tiêu chuẩn đó.
Phải ban bố lòng từ bình đẳng như ánh sáng mặt trời chiếu xuống trần gian cho sanh linh vạn vật.
Nhằm tạo phước đức cho người nghèo, lòng từ đó có đối tượng, ví như ánh sáng của chiếc đèn “pin”.
Ý niệm năng độ, sở độ, hành vi năng thí, sở thọ còn, thì quả Bồ đề vô thượng hy vọng còn lâu.
Quan điểm khất thực của Bồ Tát, ăn là phụ, giáo hóa chúng sanh là chánh. Tạo phước cho chúng sanh là phụ, dạy cho chúng sanh thành Phật là chánh. Thuyết pháp cho chúng sanh là phụ, đoạn trừ vô minh phiền não cho mình là chánh. Dạy cho chúng sanh thành Phật là phụ, bồi dưỡng trí tuệ Phật cho mình là chánh.
Pháp liễu nghĩa thượng thừa không chủ trương cúng dường để được phước đức. Cũng không chủ trương chú nguyện ban phước đức cho người cúng dường.
Chủ trương người thí, người nhận đều là “Xứng tánh khởi tu”, “Tùy thuận pháp tánh”.
Người thí và người nhận đều thành Phật. Đến đó mới đạt mục tiêu
IV.- LẠI ĐỀ KHẤT THỰC
Đức Phật gọi Ông Tu Bồ Đề bảo: “Hiện giờ trưởng giả Duy MaCật đang bị
bệnh. Tu Bồ Đề! Thầy hãy đi thăm bệnh Ông ấy”.
1.- Ông Tu Bồ Đề thưa: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Ông Duy Ma Cật. Bởi vì trước đây, có lần đi khất thực con ghé nơi nhà Ông, lúc bấy giờ Ông lấy bình bát của con sớt đầy một bát cơm và nói với con rằng:
Thưa Ngài Tu Bồ Đề: người khất thực ở nơi vật thực có tâm bình đẳng, ở nơi các pháp cũng có tâm bình đẳng. Ngược lại, ở nơi các pháp có tâm bình đẳng, ở nơi vật thực cũng có tâm bình đẳng. Khất thực được như thế, người khất thực mới xứng đáng nhận lấy vật thực của người thí chủ cúng dường.
2.- Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không cần đoạn trừ dâm nộ si, mà cũng tùy thuận với dâm nộ si. Không cần hủy hoại thân nầy mà vẫn tùy thuận tướng nhất (Nhất chơn pháp giới), không cần diệt si ái mà cũng có giải thoát. Ngay nơi tướng ngũ đạo mà được giải thoát. Không mở cũng không cột, không học hạnh Tứ đế, không phải không học hạnh Tứ đế. Không đắc quả, không phải không đắc quả. Không phải phàm phu, không phải xa rời pháp phàm phu. Không phải Thánh nhân, không phải không Thánh nhân. Dù thành tựu tất cả pháp mà rời ngoài cái tướng của tất cả pháp. Được vậy, mới nên nhận lấy vật thực của người cúng dường.
3.-Còn nữa, thưa Ngài Tu Bồ Đề! Không cần tìm gặp Phật. Không cần nghe pháp Phật. Bọn lục sư ngoại-đạo: Phú Lâu Na Ca Diếp, Mạc Già Lê Câu Xa Lê Tử, Xan Xà Dạ Tỳ La Chi Tử, A Kỳ Da Xí Xá Khâm Bà La, Ca La Câu Đà Ca Chiên Diên, Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử… Bọn đó phải là thầy của Ngài. Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Ngài hãy y chỉ vào họ mà xuất gia. Họ đọa địa ngục Ngài cũng đọa theo. Được vậy mới xứng đáng tho ïnhận vật thực của thí chủ cúng dường.
4.- Còn nữa, thưa Ngài Tu Bồ Đề! Cứ xông pha trong các thứ tà kiến, không cần tránh né để đến Niết Bàn. Phải ở ngay trong bát nạn, không được không nạn. Nhập cuộc với phiền não, xa lìa pháp thanh tịnh đi. Ngài được Tam muội vô tránh, tất cả chúng sanh cũng được Tam muội đó. Người thí chủ của Ngài không được gọi là gieo giống phước điền, kẻ cúng dường Ngài đọa trong ba đường ác. Họ là một cánh tay của bọn ma khuấy rối. Ngài cùng các bọn ma và các trần lao không hơn kém. Đối với tất cả chúng sanh phải có tâm oán. Chê báng Phật, hủy mạ pháp, không làm Tăng và không cần Niết Bàn. Nếu Ngài được như thế thì mới xứng đáng nhận lấy vật thực cúng dường.
Bạch Thế Tôn! Ngài Tu Bồ Đề thưa: Khi nghe những điều đó tâm trí con mờ mịt, không còn biết phải nói lời gì, và không biết phải đối đáp ra sao. Con bèn để bình bát xuống và muốn mau được đi khỏi nhà Ông Duy Ma Cật. Như đoán được ý con, Ông Duy Ma Cật nói tiếp: Thưa Ngài Tu Bồ Đề! Ngài cứ nhận lấy bát cơm đi, đừng sợ. Ngài nghĩ thế nào? Giả như đức Như Lai hóa hiện ra một người, đem những điều như thế đàm luận với Ngài thì Ngài có sợ chăng…?
Không sợ. Bạch Thế Tôn! Con đáp như thế. Ông Duy Ma Cật lại nói tiếp:
Tất cả các pháp như huyễn, như hóa, Ngài không nên có ý sợ sệt. Tất cả ngôn thuyết cũng là huyễn hóa. Bậc trí giả không dính mắc văn tự cho nên không có gì, vì tánh của văn tự vốn không. Hiểu được rằng văn tự vốn không có tánh thì người đó được giải thoát. Vì cái tướng giải thoát chính là tướng các pháp vậy.
Bạch Thế Tôn! Ông Tu Bồ Đề thưa. Sau khi Trưởng giả Duy Ma Cật nói thời pháp ấy rồi, có hai trăm vị thiên tử được pháp nhãn thanh tịnh. Do vậy, con không kham lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Ông Duy Ma Cật.
TRỰC CHỈ
1.- Ngài Đại Ca Diếp khất thực bỏ nhà giàu, tìm nhà nghèo đã sai. Ngài Tu Bồ Đề bỏ nhà nghèo, tìm khất thực nhà giàu lý lẽ cũng không đúng. Bỏ giàu tìm nghèo, biểu lộ tánh chấp trong việc làm. Bỏ nghèo tìm giàu, biết đâu đó là thứ chứng bệnh phổ biến của chúng sanh. Dù là tánh chấp hay là chứng bệnh cũng là cái không nên có của một đạo sĩ.
Phải vận dụng tâm BÌNH ĐẲNG, thực hiện tứ vô lượng tâm, đi con đường
“Trung đạo” noi dấu chân Phật mà đi.
Giàu nghèo là chuyện của chúng sanh, người đạo sĩ không tham dự lo cái lo đó. Người đạo sĩ có cái lo riêng, kể từ lúc thế phát xuất gia hành đạo.
“…Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tránh chi đức”.
Đó là mối lo chánh đáng của một đạo sĩ.
2.- Thâm ngộ “Thật tướng” là vấn đề then chốt đối với một đạo sĩ.
Không thâm ngộ “Thật tướng” dù có nói ”tu” thế nầy, “Đọan” thế kia “Trừ” như
thế nọ chỉ là hí luận.
“Bất cầu vọng tưởng bất cầu chơn”.
Thâm nhập thật tướng, người đạo sĩ đối diện với tất cả, không né tránh, không trốn chạy, không dụng công Đoạn, không gắng sức Trừ…
3.- Gặp Phật qua 32 tướng tốt; gặp Phật qua giọng thuyết pháp hay, chưa hẳn đã gặp được Phật Như Lai. Gặp Như Lai Viên giác Diệu tâm mới thật gặp được Phật và mới nghe được pháp Phật.
V.- LẠI VẤN ĐỀ THUYẾT PHÁP
Đức Phật gọi Ông Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử đến bảo:
“Phú Lâu Na! Ông hãy đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật”.
Ông Phú Lâu Na thưa: Bạch Thế Tôn! Con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Ông ấy.
Bạch Thế Tôn! Trước đây vào một hôm nọ, con ở trong khu rừng đại lâm, cùng với một số tân học Tỳ Kheo ngồi dưới bóng mát của một cây cổ thụ. Lúc con đang thuyết pháp dạy cho số Tỳ Kheo tân học, tình cờ Trưởng giả Duy MaCật đến, nói với con:
Thưa Ngài Phú Lâu Na! Trước hết Ngài phải nhập định quán xét tâm tánh của các vị Tỳ Kheo, rồi sau đó hãy thuyết pháp.
Thưa Ngài Phú Lâu Na! Ngài không nên đem thức ăn thiu bẩn mà đựng trong chén ngọc đĩa vàng. Ngài phải biết ý niệm của các vị Tỳ Kheo đang nghĩ tưởng gì, nhiên hậu sẽ thuyết pháp. Không nên xử dụng một thứ nhìn đồng nhất rồi cho rằng lưu ly và thủy tinh là một. Ngài chưa biết căn cơ chủng tánh của chúng sanh thì đừng đem pháp tiểu thừa mà dạy cho họ. Họ vốn không có ghẻ, đừng làm cho lở loét một con người. Họ muốn đi đại lộ, đừng chỉ cho họ ngõ hẹp quanh co. Ngài đừng đem nước biển đựng vào dấu chân trâu. Đừng lấy ánh sáng mặt trời mà đọ với ánh lập lòe của đom đóm.
Thưa Ngài Phú Lâu Na! Các vị Tỳ Kheo ấy đã phát tâm đại thừa từ lâu, khoảng giữa họ quên đi tâm ý đó. Tại sao Ngài lấy pháp tiểu thừa hướng dẫn cho họ làm chi? Tôi nghĩ rằng thứ trí tuệ của hàng tiểu thừa nhỏ nhen, cạn cợt chẳng khác người đui. Họ không thể phân biệt được ai độn căn, ai lợi căn trong số chúng sanh, tâm họ vốn còn trong trắng. Bấy giờ Ông Duy Ma Cật liền nhập tam muội truyền một lực tĩnh tâm khiến cho các vị Tỳ Kheo kia tự biết túc mệnh của mình: Rằng họ đã từng trồng sâu gốc rễ phước ở 500 đức Phật từ thuở xa xưa. Mọi người tự xoay về quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thoạt nhiên họ liền trở lại tâm đại thừa vốn có. Lúc bấy giờ các vị Tỳ Kheo ấy đảnh lễ dưới chân Ông Duy Ma Cật. Sau thời pháp của Trưởng giả Duy Ma Cật, các vị Tỳ Kheo ấy không còn thoái chuyển đối với ngôi vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Bạch Thế Tôn! Ông Phú Lâu Na thưa. Qua sự kiện đó con suy nghĩ rằng hàng Thanh văn không thể quán xét căn tánh của người thì không nên thuyết pháp. Do vậy, hôm nay con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Ông Duy Ma Cật!
TRỰC CHỈ
Như ta đã biết. Pháp có pháp liễu nghĩa và bất liễu nghĩa. Có pháp Đại thừa và Tiểu thừa. Có pháp cứu cánh và pháp phướng tiện. Thế nên thuyết pháp cần phải quán căn cơ, nhìn đối tượng. Hồi tại thế, đức Phật thường vận dụng “Tứ tất đàn” mỗi khi thuyết pháp. Do vậy, pháp Phật có ngũ thừa. Ngài Phú Lâu Na thuyết pháp không phải sai pháp, nhưng sai đối tượng. Sai đối tượng người nghe không có kết quả, pháp đúng trở thành sai. Chiếc áo trăéng khi đã nhúng chàm, chiếc áo sẽ không còn nhuộm màu đẹp hơn được nữa. Nhuộm tâm hồn người ta bằng màu sắc tiểu thừa là làm bẩn một tâm hồn trong trắng. Cầu thần, khấn quỉ, van cô, lạy cậu, truyền bá thứ đức tin đó lại càng tệ lậu hơn nhiều. Người trí gọi đó là mê tín. Người ta có khả năng đi đại lộ, không nên chỉ ngõ hẽm quanh co. Chỉ sai đường làm chận trễ bước tiến của người đi, ơn không ra ơn mà có thể còn là một cái tội.
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh thì tất cả chúng sanh đều có chủng tánh Đại thừa. Được hướng dẫn bằng pháp Đại thừa thì hạt giống Đại thừa sẽ phát triển. Tu mà cầu phước báu là chưa biết giáo lý Phật. Được quả A La Hán là phước báu ư? Được Niết
Bàn an lạc là phước báu ư? Thành Phật là phước báu ư? Nói bậy! Bồ Đề, Niết Bàn là tự tánh vốn có của mọi người. Ở địa vị Thanh văn nó không tăng thêm, ở phàm phu nó không giãm bớt. Nước trong trăng hiện, mây đen tan trời xanh hiện, phiền não vô minh hết, Phật tánh hiện. Tất cả quả vị “Chứng đắc” không ai ban cho. Bồ Đề, Niết Bàn không do Phật thưởng. Nói phước báu là mhằm dẫn dụ những người sơ cơ. Đó là phương tiện ở trong phương tiện. Trâu sắt không sợ tiếng rống của sư tử. Người nộm không có ý bắt chim sẽ. Thể nhập thật tướng còn ngu si đâu nữa để kỳ thị với bọn ngoại đạo lục sư.
Ngũ uẩn thân hợp tan như mây nổi. Tham, sân, si chìm nổi như bọt bèo. Thì ai tạo nghiệp, ai chịu khổ?
4.- Không đoạn vọng, chẳng cầu chơn. Vì vọng chơn cả hai đều vọng.
Ở trong nước đừng nhọc công kiếm nước. Đứng trên non chớ phí sức tìm non.
Ở trong phiền não mà nhận lấy Bồ Đề. Ở trong sanh tử thọ hưởng Niết Bàn tự tại.
Được như thế, người đạo sĩ xứng đáng nhận lấy thức ăn. Và mục đích khất thực mới đạt yêu cầu.
VI.- THUYẾT PHÁP YẾU
Đức Phật gọi Ông Ca Chiên Diên bảo: “Ca Chiên Diên! Thầy hãy đi thăm bệnh
Trưởng giả Duy Ma Cật”.
1.- Ông Ca Chiên Diên thưa: “Bạch Thế Tôn! Trước kia con đã từng được nghe Phật nói pháp yếu cho các Tỳ Kkeo. Hôm nọ con cùng các Tỳ Kheo hội họp lại, con bèn trùng tuyên diễn nói lại về ý nghĩa vô thường, khổ ,không, vô ngã và tịch diệt…Lúc bấy giờ Trưởng giả Duy Ma Cật đến, nói với con rằng:
2.- Thưa Ngài Ca Chiên Diên! Ngài không nên dùng tâm hành sanh diệt mà nói pháp thật tướng. Thưa Ngài, các pháp không sanh không diệt, đó là nghĩa vô thường. Ngũ ấm rỗng không, không có điểm sanh khởi, đó là nghĩa khổ. Các pháp rốt ráo không, không có nguồn gốc, đó là nghĩa không. Ngã và vô ngã không hai, đó mới là nghĩa vô ngã. Các pháp xưa không sanh, nay không diệt, đó là nghĩa tịch diệt.
Sau khi Ông Duy Ma Cật diễn nói về những pháp yếu đó, các Tỳ Kheo tâm được cởi mở. Vì vậy hôm nay con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật”.
TRỰC CHỈ
Học Phật phải tập nhìn vạn pháp qua hai mặt. Thuyết pháp cũng vậy. Pháp có pháp tánh và pháp tướng. Chưa ngộ nhập “thật tướng”, chỉ nói được pháp tướng. Thể nhập thật tướng mới được pháp tánh. Thấy cái ta thật có, cho nên thấy cái ta vô ngã. Muốn ngã và ngã sở trường cửu nên thấy vạn pháp giai không. Thấy phiền não là thật, cho nên thấy tịch diệt Niết Bàn. Vô thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt, ÔÂng Ca Chiên Diên càng diễn giải tỉ mỉ chi ly, càng chứng tỏ tâm Ông bị dính mắc càng nhiều. Thật tướng vạn pháp là CHƠN THƯỜNG. Vì các pháp sanh không thật sanh. Các pháp diệt không thật diệt. Sanh diệt là hiện tượng tùy duyên, nhìn bên mặt pháp tướng. Không sanh không diệt là thật tướng các pháp nhìn bên mặt pháp tánh.
Vì thật tướng “VÔ” tướng.
Vì thấy vạn pháp sanh diệt VÔ THƯỜNG cho nên KHỔ.
Vì thấy VÔ THƯỜNG, KHỔ cho nên thấy vạn pháp KHÔNG.
Vì thấy VÔ THƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, cho nên thấy vạn pháp VÔ NGÃ.
Vì thấy VÔ THƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, VÔ NGÃ, cho nên thấy TỊCH DIỆT NIẾT BÀN cầu mong chứng đắc.
Nhìn qua cái nhìn pháp nhãn của Thanh văn là thế. Nhận biết thật tướng vạn pháp không sanh diệt, cho nên biết vạn pháp THƯỜNG.
Vì biết vạn pháp THƯỜNG, cho nên có CHƠN LẠC.
Vì biết vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, cho nên có CHƠN NGÃ.
Vì biết vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ, cho nên có CHƠN TỊNH.
Với tuệ nhãn của Bồ Tát thì vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ, CHƠN TỊNH. Nhìn vạn pháp CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ, CHƠN TỊNH thì NIẾT BÀN TỊCH DIỆT còn dùng vào đâu mà cầu mong “chứng” với “đắc”.
Nhằm xiển dương “thật tướng vô tướng” của các pháp, Bồ Tát Duy Ma Cật tung đòn “đối trị tất đàn” để khủng bố tư tưởng tiểu thừa của Ông Ca Chiên Diên “Các pháp không sanh không diệt là VÔ THƯỜNG”.
“Ngũ uẩn giai không là KHỔ”
VII.- VẤN ĐỀ THIÊN NHÃN
Đức Phật gọi Ông A Na Luật bảo: “A Na Luật! Thầy hãy đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật”. Ông A Na Luật thưa: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật. Bởi vì con nhớ một hôm nọ, con đang kinh hành, bấy giờ có vị Phạm Vương tên là Nghiêm Tịnh và hàng ngàn PhạmVương khác phóng hào quang đến chỗ con, dập đầu làm lễ và hỏi con rằng:
- Thưa Ngài A Na Luật! Thiên nhãn Ngài chứng được có thể quan sát thấy được bao xa?
Bạch Thế Tôn! Con trả lời với Phạm Thiên Vương rằng: “Thiên nhãn của tôi trông thấy cõi Tam thiên Đại thiên thế giới của đức Phật Thích Ca như xem trái quít để trên bàn tay”. Bạch Thế Tôn! Lúc bấy giờ Trưởng giả Duy Ma Cật đến hỏi con: Thưa Ngài A Na Luật! Thiên nhãn của Ngài khi thấy có khởi tướng tác ý hay
không có tác ý? Giả sử có khởi tướng tác ý thì giống như cái thấy của bọn người ngoại
đạo được ngũ thông. Còn như không khởûi tướng tác ý là vô vi, lẽ ra không có thấy.
Bạch Thế Tôn! Lúc đó con chẳng biết nói gì, đành im lặng. Các Phạm Thiên thì
được sự khinh an chưa từng có. Họ bèn làm lễ Ông Duy Ma Cật và hỏi:
- Thưa Trưởng giả! Trên đời nầy có ai là người được chơn thiên nhãn? Ông Duy Ma Cật đáp: Chỉ có Phật Thế Tôn là người được chơn thiên nhãn,
thường ở trong chánh định và thấy tất cả cõi nước chư Phật không có tướng hai.
Bấy giờ Nghiêm Tịnh Phạm Vương và năm trăm Phạm Thiên Vương quyến thuộc đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tất cả lễ lạy dưới chân Ông Duy Ma Cật và thoạt nhiên biến mất. Vì duyên cớ đó, con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật.
TRỰC CHỈ
“Nhục nhãn ngại phi thông Thiên nhãn thông phi ngại Pháp nhãn quan nhất thể Tuệ nhãn liễu tri không Phật nhãn thể dụng đồng”.
Thiên nhãn của Ngài A Na Luật do tu chứng. Thiên nhãn của các Phạm Vương do quả báo. Thiên nhãn của Chư Thiên do “báo đắc”, xử dụng tự nhiên, không cần tác tướng. Thiên nhãn của Ngài A Na Luật do “chứng đắc”, khi xử dụng có tác tướng. Tác tướng tức là khởi ý dụng công. Dù báo đắc hay chứng đắc, thiên nhãn vẫn là thiên nhãn. Biết rộng là tối cần, thấy xa chưa quan trọng Thấy để mà thấy. Dù thấy gần thấy xa cũng vậy thôi. Thấy và biết toàn diện, thấy biết tận nguồn gốc vạn pháp, đó là CHƠN THIÊN NHÃN. Với CHƠN THIÊN NHÃN nhìn pháp giới “bất nhị” không có tướng hai. “Cần phải tu học, nhìn pháp giới không có tướng hai” ấy. Đem thiên nhãn “chứng đắc” so sánh với thiên nhãn “báo đắc” rốt cuộc chỉ là hý luận.
Mừng rằng mình được thiên nhãn! Hãy coi chừng! Ngày trở thành ngoại đạo tà kiến không xa.
VIII.- GIẢNG LUẬT
Đức Phật gọi Ông Ưu Ba Ly bảo: “Ưu Ba Ly! Thầy hãy đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật”. Ông Ưu Ba Ly thưa: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Ông Duy Ma Cật.
Bạch Thế Tôn! Còn nhớ một lần nọ có hai vị Tỳ Kheo lỡ phạm luật hạnh, họ lấy làm xấu hổ không dám đem việc ấy ra thưa với Phật mà đến hỏi con rằng: Thưa Ngài Ưu Ba Ly! Hai chúng tôi đã lỡ phạm luật hạnh, chúng tôi lấy làm xấu hổ, không dám đến thưa với Phật. Vậy xin Ngài hãy chỉ giáo cho chúng tôi phải làm gì để xóa hết được cái lỗi ấy. Bạch Thế Tôn! Ông Ưu Ba Ly thưa. Con liền như Luật mà giải đáp rằng: Tứ khí thì tẩn xuất. Tội tăng tàn thì bất cộng trú…
Bấy giờ Ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: Thưa Ngài Ưu Ba Ly! Ngài đừng làm tăng tội cho hai vị Tỳ Kheo kia. Hãy dừng ngay cách phán xử luật nghi của Ngài đi! Thưa Ngài Ưu Ba Ly! Tánh của tội không ở trong, không ở ngoài, không ở chặng giữa. Đức Phật đã từng dạy: Tâm cấu cho nên chúng sanh cấu. Tâm tịnh thì chúng sanh tịnh. Tâm cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở chặng giữa. Tâm vốn đã NHƯ, tội cấu cũng NHƯ và các pháp cũng NHƯ. Tất cả không vượt ngoài tánh NHƯ. Cũng như Ngài trong khi Ngài xử dụng cái tướng của tâm giải thoát, vậy lúc đó tâm Ngài còn có cấu không?
- Không. Bạch Thế Tôn! Con đáp như thế. Ông Duy Ma Cật giảng tiếp: “Tâm của tất cả chúng sanh cũng giống như vậy, vốn
không có tướng cấu. Vọng tưởng là cấu, không vọng tưởng là tịnh. Điên đảo là cấu, không điên đảo là tịnh. Chấp ngã là cấu, không chấp ngã là tịnh.
Thưa Ngài Ưu Ba Ly! Tất cả pháp sanh diệt cũng dừng, như huyễn hóa, như điện chớp không có chờ nhau, cho đến trong một niệm cũng không có trụ. Các pháp đều do vọng thấy như chiêm bao, như ngấn nước giữa cơn nắng gắt, như trăng đáy nước, như bóng trong gương. Tất cả đều do vọng tưởng sanh ra. Người nào biết kỹ những việc đó mới là người trì luật chơn chánh. Người nào hiểu rõ những điều đó mới là người luận giải luật đúng ý Phật. Bạch Thế Tôn! Ông Ưu Ba Ly thưa. Sau giây phút lãnh hội pháp ngữ hùng hồn siêu việt của Ông Duy Ma Cật, hai vị Tỳ Kheo bèn tán thán: Ôi! thượng trí thay! Ngài Ưu Ba Ly không bằng được. Đấy mới là người trì luật tối thượng. Đấy mới là người luận giải luật đệ nhất. Tuyệt diệu thay! Không còn ngôn từ tán thán cho vừa.
Bạch Thế Tôn! Ông Ưu Ba Ly thưa. Lúc đó con cũng cảm kích và xúc động. Con nghĩ rằng: Ngoài đức Như Lai ra, chưa có một vị Thanh Văn, Bồ Tát nào có biện tài lạc thuyết vô ngại của một bậc trí tuệ thông đạt tuyệt luân như vậy.
Bạch Thế Tôn! Khi bấy giờ hai vị Tỳ Kheo kia dứt trừ mọi hoang mang sợ sệt và dõng mãnh phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vì duyên cớ đó, con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh Ông Duy Ma Cật.
TRỰC CHỈ
định.
Tội lỗi không có tánh cố định. Cũng như phiền não vô minh không có tánh cố
Lỡ làm sai, biết là sai thì tội đã tự giãm khinh. Biết tội sanh tâm hổ thẹn, tội đó
phải được xem như hết. “Tội tánh bổn không”. Tội không ở trong, không ở ngoài, không ở chặng giữa. Tâm tạo tội cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở chặng giữa. “Tội tòng tâm khởi tòng tâm diệt”. Tâm cũng NHƯ. Tội cũng NHƯ. Vạn pháp cũng NHƯ. Giải thoát cũng NHƯ.
Tìm tâm trong ba thời, không có: Tâm NHƯ. Tìm tội trong ba thời, không có: Tội NHƯ.
Tìm pháp trong ba thời, không trụ: Pháp NHƯ.
Tìm tướng giải thoát trong ba thời, không có: Giải thoát NHƯ. NHƯ tức là NHƯ NHƯ, cũng tức CHƠN NHƯ. Muốn đánh đổ phá hoại, không phá
hoại được. Muốn xây dựng bồi bổ, không bồi bổ được. NHƯ là tánh viên mãn tự nhiên, tánh ly ngôn thuyết. Tất cả pháp sanh diệt không dừng, như huyễn như hóa. Tội cấu cũng như vậy. Không linh hoạt trong nguyên tắc: KHAI, TRÌ, GIÁ, PHẠM vô tình tăng tội cho người thêm nặng.
IX.- VẤN ĐỀ XUẤT GIA
Bấy giờ đức Thế Tôn gọi La hầu La bảo: “La Hầu La! Thầy nên đi thăm bệnh Trưởng giả Duy Ma Cật”. Ông La Hầu La thưa: “BạchThế Tôn! Con không kham lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh trưởng giả! Bởi vì trước đây có lần các trưởng giả tử trong thành Tỳ Da Ly đến chỗ con, cúi đầu làm lễ và hỏi con rằng: Thưa Ngài La Hầu La! Ngài là con của Phật, Ngài bỏ địa vị chuyển luân thánh vương đi xuất gia hành đạo. Vậy xin hỏi việc hỏi, việc xuất gia đó có được lợi ích gì? Bạch Thế Tôn! Con vì các trưởng giả tử, nói rõ những cái lợi và công đức của việc xuất gia. Bấy giờ Ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng:
1.- Thưa Ngài La Hầu La! Ngài không nên nói về cái lợi và cũng không nên nói về công đức của việc xuất gia. Vì sao? Bởi vì không có lợi, không có công đức mới xuất gia. Bởi vì xuất gia thuộc về pháp vô vi. Pháp vô vi không có lợi và có công đức.
Thưa Ngài La Hầu La! Luận về xuất gia là không kia, không đây. Không có cái giữa. Rời sáu mươi hai thứ kiến chấp mà ở chỗ Niết Bàn. Là việc của người trí cảm nhận, bậc thánh thường hành. Hàng phục các ma. Cứu độ ngũ đạo.Thanh tịnh ngũ nhãn. Thành tựu ngũ lực. Làm chủ ngũ căn. Không não hại người. Xa lìa xấu ác. Dẹp các ngoại đạo. Vượt khỏi các giã danh. Ra khỏi bùn lầy phiền não. Không có người buộc. Không có ngã sở hữu. Không có cái sở thọ. Lòng không khát vọng. Giữ ý an vui. Thuận theo thiền định. Xa rời các lỗi lầm. Nếu được như thế, chính là chơn xuất gia. Tiếp theo Ông Duy Ma Cật nói với các trưởng giả tử:
2.- “Các vị hãy ở trong chánh pháp và nên xuất gia trong chánh pháp. Bởi vì người sanh ra trong đời gặp được Phật rất là khó”. Các trưởng giả tử nói:
- Thưa cư sĩ! Chúng tôi nghe Phật nói rằng, nếu cha mẹ không cho thì không được xuất gia.
Đúng vậy! Ông Duy Ma Cật đáp: Nhưng các trưởng giả tử đừng lo! Khi nào các vị phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác thì chính lúc đó được xem như xuất gia rồi và đã thọ giới cụ túc rồi! Khi bấy giờ có 32 vị trưởng giả phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bạch Thế Tôn! Vì duyên cớ ấy, con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh!”.
TRỰC CHỈ
Xuất gia mục đích không phải vì lợi, cũng không phải vì công đức.
Lợi và công đức, chỉ để nói với người có trí bậc hạ và bậc trung. Bậc thượng trí vừa nghe, đã biết sai từ căn bản.
1.- Xuất gia là ra khỏi nhà tam giới, nhà phiền não, tham, sân, si, mạn. Mục-đích tối hậu là đến bảo sở Bồ Đề, Niết Bàn vô thượng.
Xuất gia là pháp vô vi. Không được nói lợi, không được đề cập công đức. Xuất gia là việc của người trí cảm nhận, của bậc Thánh thường hành.
2.- Xuất gia là quí. Phải xuất gia theo chánh pháp, sống đúng chánh pháp. Đó là: “Thân xuất gia, tâm xuất gia”.
Xuấtgia đúng chánh pháp, sống không đúng chánh pháp. Đó là: “Thân xuất gia, tâm không xuất gia”.
Các trưởng giả tử chưa có điều kiện xuất gia hãy phát tâm cầu vô thượng Bồ Đề. Kể từ phút phát tâm, xem như xuất gia rồi, thọ cụ túc giới rồi. Đó là:
“Tâm xuất gia, thân không xuất gia”.
X.- NHƯ LAI BỆNH
Đức Phật gọi Ông A Nan và bảo: “A Nan! Thầy hãy đi thăm bệnh Trưởng giả
Duy Ma Cật!”.
1.- Ông A Nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh trưởng giả. Bởi vì trước đây, có lần Như Lai trong người hơi có chút bệnh, phải cần dùng sữa. Con mang bình bát đến đứng trước nhà của một đại Bà LaMôn để xin. Bấy giờ, Trưởng giả Duy Ma Cật đến nói với con rằng:
- Thưa Ngài ANan! Ngài làm gì mang bình bát đến đứng ở đây sớm thế? Con đáp rằng:
- Như Lai trong người hơi có bệnh, cần phải dùng sữa, tôi đến đây hóa duyên xin sữa cho Như Lai.
Ông Duy Ma Cật nói:
- Thôi! Thôi! A Nan! Ngài đừng nói như vậy. Thân Như Lai là thân Kim Cang, các xấu ác đã hết, chứa nhóm tất cả công đức thiện, nào có bệnh tật, não hại gì?
Hãy im! và đi đi! Ngài nói như vậy là phỉ báng Như Lai đó. Đừng để cho người ngoài họ nghe được những lời bất kính đó! Đừng để cho các hàng chư Thiên đại oai đức và các Bồ Tát ở các cõi Tịnh độ khác nghe được những lời ấy!
2.- Thưa Ngài A Nan! Chuyển Luân Thánh Vương chỉ có phước đức chút ít mà còn không bệnh, huống chi Như Lai là thân Kim Cang hội tụ vô lượng phước đức!
Hãy đi đi, Ngài A Nan! Đừng để chúng tôi phải chịu sự xấu hổ đó! Hàng ngoại
đạo Phạm Chí họ nghe được những điều đó, họ sẽ nghĩ gì về một bậc thầy của chúng ta!
Bản thân một vị thầy có bệnh mà không thể tự cứu thì làm sao cứu bệnh cho ai? Ngài hãy âm thầm đi nhanh đi. Đừng để lộ ra cho người ngoài nghe biết!
A Nan! Ngài nên biết rằng: Thân của Như Lai là pháp thân, không phải thân do tư dục. Phật là bậc Thế Tôn vượt ngoài tam giới. Thân Phật vô lậu, vì các lậu đã hết. Thân Phật vô vi, không đối đải với các số. Thân như thế thì còn có bệnh gì?
- Bạch Thế Tôn! Ông A Nan thưa. Lúc đó con rất là xấu hổ. Nghĩ rằng con được hầu bên Phật há lại nghe lầm ư? Liền đùó, con tư ïnghe có tiếng trong không trung vọng đến: A Nan! Lời cư sĩ như thế là đúng, nhưng vì Phật xuất hiện trong đời ngũ trược ác thế thị hiện ra việc làm như vậy nhằm hoá độ chúng sanh. A Nan! Ông hãy đi xin sữa, đừng có hổ thẹn!
Bạch Thế Tôn! Ông A Nan thưa. Ông Duy Ma Cật có sức trí tuệ biện tài vô ngại như thế, con không dám lãnh trách nhiệm đến thăm bệnh.
Ngoài mười vị đại đệ tử Thanh Văn này, còn có năm trăm vị nữa ở trước Phật đến trình bày duyên cớ đã từng gặp Ông Duy Ma Cật trước kia.
Tất cả đồng xưng tán Trưởng giả Duy Ma Cật và đồng thưa lên Phật, rằng không dám đi thăm bệnh.
TRỰC CHỈ
tướng.
1.- Người Thanh Văn xử dụng “pháp nhãn” nhìn vạn pháp chỉ thấy được pháp
Bồ Tát nhìn vạn pháp bằng “tuệ nhãn”, biết suốt căn nguyên, thấy tột pháp tánh. Nhìn pháp chỉ thấy “pháp tướng” thì nhìn Phật chỉ thấy “Phật tướng”.
Thấy “Phật tướng” thì rõ ràng Phật có bệnh, Ông A Nan đi xin sữa là phải.
Nếu chỉ biết có “Phật tướng”, tu sĩ dễ lạc “tà đạo” không biết được Như Lai Phật.
2.- Phải thâm nhập ngộ pháp tánh, mới nhận thức rõ pháp thân. Pháp thân Phật là “bản thể ”của ứng thân Phật.
Ứng thân Phật là “tướng dụng” của pháp thân.
Pháp thân biến nhất thiết xứ. Là thể bất sanh, bất diệt, vô thỉ, vô chung. Nhìn bằng tuệ nhãn sẽ thấy pháp thân Phật không hề có bệnh.
Phải hiểu Phật qua pháp thân mới thật hiểu Phật.
Ứng hóa thân chỉ là công cụ phương tiện của Như Lai.
Nói là: “tiếng vọng trong không trung” người trí phải hiểu đó là “tiếng lòng” phản
tỉnh của Ông A Nan qua những giây phút tiếp thu hơi ấm lửa Đại thừa. Người khơi dậy ngọn lửa trong đống tro tàn là Ông Duy Ma Cật.
Trở về với “pháp tướng” nhớ “Phật tướng” ở tịnh xá mà Ông A Nan phải tiếp tục
đi xin sữa cho Phật dùng!