Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Pháp Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Pháp Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 28)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 28)

PHẨM 28
PHỔ HIỀN, BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT
Lúc bấy giờ, Bồ tát Phổ Hiền dùng sức thần thông tự tại, cùng vô lượng vô số Bồ tát và chư Thiên Long….đến núi Kỳ xà quật cõi Ta bà, làm lễ và bạch Phật: Thế Tôn ! Con ở nơi nước của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương, xa nghe ở cõi Ta bà này có thuyết kinh Pháp Hoa, nên cùng vô lượng Bồ tát đến nghe lãnh, cúi mong Thế Tôn vì chúng con, nói kinh cho nghe ! Sau khi Như Lai diệt độ, các trai lành gái tốt làm thế nào mà được kinh Pháp Hoa ?
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 27)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 27)

PHẨM 27
DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ
Lúc bấy giờ, phật bảo đại chúng. thuở xưa, cách đây vô lượng vô biên kiếp, có đức Phật hiệu Vân Lôi Âm tú Vương Hoa Trí, tại nước Quang Minh Trang Nghiêm, kiếp tên là Hỉ Kiến.
Tại Pháp hội của đức Phật đó, có một nhà vua tên là Diệu Trang Nghiêm, phu nhân tên là
Tịnh Đức và hai con tên là Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 26)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 26)

PHẨM 26
ĐÀ LA NI
Lúc bấy giờ Bồ tát Dược Vương đứng dậy chấp tay hướng Phật bạch rằng: Thế Tôn ! Nếu có trai lành gái tốt thọ trì kinh Pháp Hoa hoặc đọc tụng thông suốt, hiểu mau hoặc biên chép thành quyển, họ được phước đức có nhiều chăng ?
Đức Phật phản vấn: Nầy Dược Vương ! Giả sử có thiện nam tử, thiện nữ nhân cúng dường tám trăm muôn ức na do tha hằng hà sa Phật, ý ông nghĩ sao, người cúng dường chư Phật như thế phước đức họ có nhiều chăng ?
KINH PHÁP HOA Trọn bộ (PHẨM 25)

KINH PHÁP HOA Trọn bộ (PHẨM 25)

PHẨM 25
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN
Lúc bấy giờ Bồ tát Vô Tận Ý lễ Phật bạch rằng: Thế Tôn ! Do nhân duyên nào mà Bồ tát
Quán Thế Âm tên là Quán Thế Âm.
Phật bảo: Vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh đang bị khổ não mà nghe Bồ tát
Quán Thế Âm rồi “nhất tâm” xưng niệm danh hiệu của Bồ tát thì tất cả chúng sanh ấy đều
được giải thoát khổ não.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 24)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 24)

PHẨM 24
DIỆU ÂM BỒ TÁT VÃNG LAI
Lúc bấy giờ, đức Phật Thích Ca, từ nơi nhục kế phóng một đạo hào quang, rồi từ giữa đôi lông mày cũng phóng một đạo hào quang rực rỡ khắp soi một trăm tám mươi ức na do tha hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông. Xa hơn số thế giới này, có một thế giới tên là Tịnh Quang Trang Nghiêm. Tại nước ấy, có Phật hiệu là Tịnh Hoa Tú Vương Trí đang thuyết pháp cho vô lượng vô biên Bồ tát cung kính vây quanh nghe. Hào quang lông mày của đức Phật Thích Ca soi khắp nước Tịnh Quang.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 23)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 23)

PHẨM 23
DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT BỔN SỰ
Lúc bấy giờ Bồ tát Tú Vương Hoa bạch Phật:
“Thế Tôn ! Làm thế nào mà Bồ tát Dược Vương du hành tự tại nơi thế giới Ta bà ? Bồ tát Dược Vương có bao nhiêu ngàn muôn ức hạnh khổ khó làm ? Nguyện Thế Tôn giải nói một ít cho Thiên Long, Bát Bộ, cho các hàng Bồ tát từ nước khác đến cùng hàng Thanh Văn ở đây nghe, để tất cả đều được vui mừng” ?
Phật đáp:
KINH PHÁP HOA -Trọn bộ (PHẨM 22)

KINH PHÁP HOA -Trọn bộ (PHẨM 22)

PHẨM 22
CHÚC LỤY
Lúc bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ tòa đứng dậy, hiện sức thần lớn, dùng tay mặt xoa đầu Vô lượng đại Bồ tát mà nói rằng:
“Trong vô lượng trăm ngàn muôn ức A tăng kỳ kiếp, ta đã tu tập pháp Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác khó được nầy nay đem giao cho các ngươi, các ngươi nên hết lòng truyền bá để đem lại sự ích lợi cho nhiều người”.
KINH PHÁP HOA -Trọn bộ (PHẨM 21)

KINH PHÁP HOA -Trọn bộ (PHẨM 21)

PHẨM 21
NHƯ LAI THẦN LỰC
Lúc bấy giờ, vô số Bồ tát đã từ đất vọt lên ở trước Phật, tất cả đều nhất tâm chấp tay, chiêm ngưỡng dung nhan Phật mà bạch rằng:
“Thế Tôn ! Sau Phật diệt độ, chúng con sẽ rộng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở xứ nào
mà phân thân Phật đã diệt độ hết. Bởi vì chúng con cũng muốn đọc tụng, biên chép, giảng nói để cúng dường “Đại pháp chân tịnh” nầy.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 20)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 20)

PHẨM 20
THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT
Lúc bấy giờ Phật bảo Bồ tát Đắc Đại Thế:
“Ngươi nay nên biết, nếu Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di trì kinh Pháp Hoa mà bị mắng nhiếc chê bai, thì người mắng nhiếc chê bai mắc tội báu rất lớn, còn người trì kinh được công đức thanh tịnh lục căn.
Này Đắc Đại Thế ! thuở xưa cách nay vô lượng vô biên số kiếp, có Phật hiệu Oai Âm Vương ra đời, nhằm thời kiếp Ly suy, tại nước Đại Thành. Phật vì người cầu quả Thanh Văn, nói Pháp Tứ đế; vì người cầu quả Bích Chi Phật, nói pháp Thập Nhị Nhân Duyên;
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 19)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 19)

PHẨM 19
PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC
Lúc bấy giờ, Phật bảo Bồ tát Thường Tinh Tấn: Nếu có trai lành gái tín nào lãnh giữ kinh
Pháp Hoa này bằng cách đọc, tụng, giảng nói hoặc biên chép thì người đó:
* Về mắt sẽ được 800 công đức.
* Về tai sẽ được 1.200 công đức.
* Về mũi sẽ được 800 công đức.
* Về lưỡi sẽ được 1.200 công đức.
* Về thân sẽ được 800 công đức.
* Về ý sẽ được 1.200 công đức.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 18)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 18)

PHẨM 18
TÙY HỈ CÔNG ĐỨC
Lúc bấy giờ Bồ tát Di Lặc bach Phật: Thế Tôn ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh Pháp Hoa mà lòng vui đẹp (tùy hỉ), thì những người ấy đặng bao nhiêu phước đức ?”
Phật bảo Bồ tát Di Lặc: “A dật đa ! Sau Như Lai diệt độ, nếu có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cùng hạng người trí khác, nghe kinh này mà lòng vui đẹp, rồi từ trong pháp hội ra đến chỗ khác, hoặc tại nơi chư tăng ở, hoặc chỗ vắng vẻ, hoặc nơi thành ấp, đường sá, xóm làng, ruộng rẫy, đem điều đã nghe, tùy sức mà diễn thuyết cho cha mẹ, họ hàng, thiện hữu cùng nghe, rồi những người này nghe xong dạy cho người khác. Những người khác này nghe xong, dạy cho những người khác nữam như vậy cho tới người thứ năm mươi.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 17)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 17)

PHẨM 17
PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC
Khi đó, Thế Tôn bảo Bồ tát Di Lặc: “Này A Dật Đa ! Lú ta nói về thọ mạng lâu dài của
Như Lai, thì có:
Sáu trăm tám muôn ức na do tha Hằng sa chúng sanh được “Vô sanh pháp nhẫn”.
• Một số Đại Bồ tát ngàn lần gấp đôi được môn “văn trì đà la ni”.
• Một số Đại Bồ tát đông như một thế giới vi trần được “nhạo thuyết vô ngại biện tài”.
• Một số Đại Bồ tát đông như một thế giới vi trần được trăm ngàn muôn ức vô lượng môn “triền đà la ni”
• Một số Đại Bồ tát đông như vi trần của tam thiên đại thiên thế giới chuyển được
“pháp luân bất thối”
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 16)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 16)

PHẨM 16
NHƯ LAI THỌ LƯỢNG
Bấy giờ đức Phật Thích Ca bảo các Bồ tát và Đại chúng: “Các ngươi hãy tin lời chân thật của Như Lai! Nói xong, Phật lập lại hai lần câu nói đó.
Đứng đầu các Bồ tát và đại chúng, Bồ tát Di Lặc ba phen chấp tay bạch Phật: “Thế Tôn, xin cứ nói, chúng con sẽ tin lãnh lời Phật”.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

KINH PHÁP HOA Trọn bộ (PHẨM 15)

KINH PHÁP HOA Trọn bộ (PHẨM 15)

PHẨM 15
TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT
Lúc bấy giờ, các Bồ tát, nguyên từ các nước phương khác lại, đông hơn cát của tám sông Hằng, ở trong đại chúng, đồng đứng dậy chắp tay bạch Phật: “Thế Tôn! Nếu Thế Tôn nhận lời, chúng con nguyện, sau khi Phật diệt độ, sẽ rộng nói kinh Pháp Hoa ở thế giới Ta bà, để gian tăng tinh tấn và hộ trì những người đọc tụng, sao chép, cúng dường kinh này”.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 14)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 14)

PHẨM 14
AN LẠC HẠNH
Bấy giờ, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Thế Tôn ! Các Bồ tát này làm việc khó có là phát nguyện hộ trì, đọc tụng, giảng kinh Pháp Hoa trong đời ác trược về sau. Thế Tôn ! Làm thế nào mà các vị Bồ tát này nói được kinh Pháp Hoa trong đời ác trược ? Phật bảo Văn Thù: Nếu Bồ tát Ma ha tát, ở đời ác trược, muốn nói kinh nầy thì nên an trú vào 4 pháp sau đây:
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 13)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 13)

PHẨM 13
KHUYẾN TRÌ
Lúc bấy giờ Bồ tát Dược Vương và Bồ tát Đại Nhạo Thuyết cùng hai muôn Bồ tát quyến thuộc, ở trước Phật nói lên lời thề rằng:
Cúi xin Thế Tôn chớ lo, sau Phật diệt độ chúng con sẽ tuân giữ, đọc tụng kinh điển nầy. Chúng sanh trong đời ác về sau, căn lành lần lần ít, kiêu ngạo nhiều thêm, tham lợi háo danh, trồng sâu nghiệp bất thiện, xa lìa giải thoát. Tuy khó giáo hóa như vậy, chúng con sẽ dùng sức nhẫn lớn, trì tụng, biên chép, giảng nói, hy sinh mọi cách thậm chí không tiếc thân mạng để giáo hóa cho họ.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 12)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 12)

PHẨM 12
ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA
Lúc bấy giờ Phật bảo các Bồ tát và bốn chúng: trong quá khứ vô lượng kiếp, ta đã tìm cầu kinh Pháp Hoa không hề biếng trễ. Nhiều kiếp ta thường làm vua phát nguyện cầu đạo Bồ đề lòng không thối chuyển vì muốn đầy đủ 6 pháp Ba la mật, ta siêng làm việc bố thí lòng không luyến tiếc một vật gì, dù đó là tiền bạc, châu báu, đất đai, vợ con, tôi tớ hay thân thể của ta. Vì lòng mến chánh pháp, ta nhường ngôi cho Thái tử và truyền rao trong dân chúng, rằng ai nói được pháp Đại thừa cho ta nghe, ta sẽ trọn đời hiến thân làm tôi tớ hầu hạ.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 11)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 11)

PHẨM 11
HIỆN BẢO THÁP
Lúc bấy giờ trước Phật, có một ngôi tháp bằng thất bảo cao 500, rộng 250 do tuần từ dưới đất hiện lên rồi trụ lơ lửng giữa hư không. Ngôi tháp cực kỳ tráng lệ tỏa ra mùi thơn “ly cấu chiên đàn” khắp cùng cõi nước. Các hàng Thiên long bát bộ cùng đem các thứ phan lọng, hương hoa, chuỗi ngọc…của cõi trời để cúng dường tôn trọng và ngợi khen.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 10 )

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 10 )

PHẨM 10
PHÁP SƯ
Để dạy cho tám muôn Đại Sĩ, khi bấy giờ Phật nói với Bồ tát Dược Vương rằng: Trong đại chúng đầy đủ hạng người Chư Thiên, Long Vương, Càn-thát-bà, A-tu-la…Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thanh Văn, Duyên Giác cho đến những người cầu thành Phật đạo. Không để riêng ai, nếu người nào ở trước Phật nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa, một câu, một bài kệ nhẫn đến một niệm tùy hỉ, Như Lai đều thọ ký họ là người sẽ thành tựu quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
KINH PHÁP HOA -Trọn bộ (PHẨM 9)

KINH PHÁP HOA -Trọn bộ (PHẨM 9)

PHẨM 9
THỌ HỌC VÔ HỌC NHÂN KÝ
Lúc bấy giờ A Nan và La hầu La nghĩ thầm: “Nếu mỗi chúng ta đều được thọ ký thì sung sướng biết bao”. Hai vị liền đến trước Phật làm lễ, bạch rằnt: “Chúng con nghĩ cũng có phần được thọ ký, vì bao giờ cũng quy hướng về Như Lai. Lại chúng con là người quen biết của tất cả trời, người và A-tu-la trong thế gian. A Nan là người hầu và hộ trì tạng pháp, còn La Hầu La là con của Phật, nếu hai chúng con được thọ ký thì nguyện của chúng con sẽ mãn mà chỗ trông mong của chúng con cũng được đầy đủ”.