Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 9 )

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 9 )

CHƯƠNG THỨ CHÍN
I – TRỜI SẮC GIỚI
A Nan ! Người nào giữ được thân không làm việc dâm dục và không nhớ nghĩ, lòng ái nhiễm không sanh thì đã vượt ra cõi Dục làm bạn bè với hàng Phạm hạnh, gọi đó là trời Phạm chúng.
Người đã trừ được tập quán ngũ dục, tâm ly dục hiện tiền vui vẻ thuận theo các luật nghi, có thể thực hành Phạm đức gọi đó là trời Phạm phụ.
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 8 )

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 8 )

CHƯƠNG THỨ TÁM
I – PHẬT DẠY BA MÓN TIỆM THỨ
Thế nào là ba món tiệm thứ ? Một là tu tập, trừ các trợ nhân.
Hai là chân tu, trau dồi chánh tánh.
Ba là tăng tiến, ngược dòng hiện nghiệp. Thế nào là trừ các trợ nhân ?
Nầy A Nan ! Mười hai loại chúng sanh trong thế giới không thể tự toàn thánh thiện, cần phải nương theo bốn cách ăn mà được tồn sinh. Đó là đoạn thực, xúc thực, tư thực và thức thực. Vì vậy, Như Lai nói tất cả chúng sanh nhờ ăn mà được sống còn.
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 7 )

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 7 )

CHƯƠNG THỨ BẢY
I – PHẬT KHAI THỊ VỀ HIỆU NĂNG CỦA MẬT GIÁO
Phật dạy: A Nan ! Người muốn thể nhập tam ma đề (chánh quán) tu học pháp môn nhiệm mầu, cầu đạo Bồ tát, trước hết cần giữ luật nghi trong như giá, sạch như sương để chặn đứng những hành động bất thiện của thân khẩu ý tam nghiệp. Và cũng từ đó lục căn tự tại đối với lục trần, các ma sự không có cơ hội lung lạc hoành hành.
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 6 )

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 6 )

CHƯƠNG THỨ SÁU
DO NHĨ CĂN ĐƯỢC VIÊN THÔNG
BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM TRẦN THUẬT PHÁP TU CHỨNG CỦA MÌNH
Khi bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm đứng dậy cung kính chấp tay thưa: Bạch Thế Tôn !
Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi phương pháp nghe, suy nghĩ và tu để được thể nhập tam ma đề (chánh định).
Bạch Thế Tôn ! Trước hết tôi sử dụng tánh nghe: Nghe động và nghe tĩnh, rồi tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy; từ đó sức tịch tĩnh tăng dần, tôi dứt được năng văn và sở văn. Sức
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 5 )

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 5 )

CHƯƠNG THỨ NĂM
HIỂU BIẾT CHỒNG THÊM HIỂU BIẾT LÀ GỐC RỄ CỦA VÔ MINH. HIỂU BIẾT VẠN PHÁP ĐÚNG NHƯ THẬT
LÀ NHÂN TỐ CỦA NIẾT BÀN HIỆN TẠI
ÔNG A NAN LẠI HỎI VẤN ĐỀ MỞ GÚT
Ông A Nan thưa: Bạch Thế Tôn ! Dù Phật đã dạy nghĩa quyết định thứ hai về công việc tháo mở gút. Song tôi nghĩ rằng những người mở gút nếu không biết đầu mối của gút ở đâu thì ắt hẳn không thể nào mở được.
Bạch Thế Tôn ! Tôi và hàng Thanh Văn hữu học trong hội này cũng vậy. Từ vô thỉ đến nay, chúng tôi cùng sanh cùng diệt với các thứ vô minh, tuy được nghe nhiều Phật, Pháp, mang tiếng xuất gia mà như người sốt rét cách nhật (ý nói chợt giác chợt mê). Xin đức
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 4 )

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 4 )

CHƯƠNG THỨ TƯ
PHẬT THUYẾT MINH TÁNH CỦA CÁC
ĐẠI VỐN KHÔNG NGĂN NGẠI GÌ NHAU,
NHẰM KHAI THỊ CHƠN LÝ: SẮC KHÔNG, KHÔNG SẮC
Bấy giờ ông Phú Lâu Na ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy quỳ gối chắp tay cung kính bạch Phật rằng:
Thế Tôn khéo vì chúng sanh mà diễn bày đệ nhất nghĩa đế. Từ lâu tôi được Thế Tôn khen là thuyết pháp đệ nhất trong hàng người thuyết pháp. Vậy mà nay tôi nghe pháp âm
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 3 )

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 3 )

CHƯƠNG THỨ BA
TRONG THÂN THỂ VÔ THƯỜNG SANH DIỆT
CÒN CÓ CÁI THƯỜNG, BẤT SANH BẤT DIỆT
Ông A Nan và đại chúng nghe lời Phật dạy, thân tâm thư thái, nghĩ mình vô thỉ đến nay bỏ mất bổn tâm, lầm nhận sự phân biệt bóng dáng tiền trần làm tâm. Ngày nay được Phật khai ngộ, như em bé mất sữa bỗng được gặp mẹ hiền, đồng chấp tay lễ Phật, cầu xin chỉ cho chỗ chân vọng thực hư, ở nơi thân tâm hiện tiền phát minh hai tánh: sanh diệt và không sanh diệt.
Bấy giờ vua Ba Tư Nặc đứng dậy thưa:
- Bạch Thế Tôn: Khi chưa được gặp Phật, tôi nghe bọn Ca Chiên Diên, Tỳ La Chi Tử nói rằng: Thân này chết rồi là mất hẳn, gọi đó là Niết Bàn. Nay tuy được gặp Phật, nghe
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 2 )

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 2 )

CHƯƠNG THỨ HAI: GẠN HỎI CÁI TÂM

TÂM LÀ CĂN BẢN CỦA BỒ ĐỀ NIẾT BÀN VÀ CŨNG LÀ CĂN BẢN CỦA
LUÂN CHUYỂN SANH TỬ
Khi gạn hỏi cái tâm, lần đầu tiên ông A-Nan thưa với Phật: Rằng tâm là sự hiểu biết của ông, là cái sanh ra sự ưa thích và ham muốn ở trong ông. Như khi mắt ông nhìn thấy 32 tướng tốt của Phật và từ đó ông phát tâm xuất gia theo Phật tu hành mong được xuất ly sanh tử…
THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 1 )

THỦ LĂNG NGHIÊM KINH (Chương 1 )

LỜI NÓI ĐẦU
Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa. Từ xưa nhẫn nay, khắp chốn tòng lâm, những hàng long tượng trong giới truy lưu đều xem Thủ Lăng Nghiêm kinh là một trong những bộ kinh then chốt trong nền giáo lý Phật. Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật Đế và Di Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
Mãi đến đời nhà Minh (1366-1661) tư tưởng Thủ Lăng Nghiêm, được các