Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 14)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 14)

CHƯƠNG THỨ 14: CHÚC LŨY
1.- Đức Phật gọi Bồ tát Di Lặc bảo:
Này Di Lặc! Nay ta đem pháp vô thượng Chánh biến tri giác mà ta từng tụ tập chứa nhóm trải qua vô lượng A tăng kỳ kiếp phó chúc cho ông. Những kinh điển như thế, sau Phật diệt độ, ở hậu thế các ông hãy nổ lực truyền bá rộng rãi ở chốn nhơn gian đừng để cho giáo lý tối thượng thừa mai một. Vì sao? Bởi trong đời vị lai vẫn có kẻ thiện nam, thiện nữ và thiên long, quỷ thần, Càn thát bà, La sát v.v… có khả năng ham mộ pháp đại thừa phát tâm vô thượng Chánh biến tri giác.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 13)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 13)

CHƯƠNG THỨ 13: CÚNG DƯỜNG PHÁP
1.- Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn, trước đại chúng đứng lên bạch Phật:
Bạch Thế Tôn! Con dù theo Phật và Văn Thù Sư Lợi từ lâu, đã nghe trăm ngàn kinh điển, nhưng chưa từng nghe kinh điển “Quyết định thực tướng, bất khả tư nghì tự tại thần thông” như vậy.
Theo sự hiểu biết của con, qua ý nghĩa và mục đích của Phật dạy: Nếu chúng con nghe theo kinh pháp này tin hiểu, thọ trì đọc tụng, tu hành đúng như kinh dạy, thì người đó đã đóng bít cửa ác thú, khai thông đại lộ Niết bàn. Người này thường được chư Phật hộ niệm, hàng phục được ngoại đạo, đánh đuổi được ma quân, tăng trưởng quả Bồ đề, vững ngồi nơi đạo tràng, bước theo dấu chân Phật mà đi.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 12)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 12)

CHƯƠNG THỨ 12: THẤY VÔ ĐỘNG NHƯ LAI VÀ THẾ GIỚI DIỆU HỈ
1.- Đức Thế Tôn hỏi ông Duy Ma Cật rằng: muốn thấy một Như Lai ông phải quán sát như thế nào để được thấy?
Ông Duy Ma Cật đáp: Bạch Thế Tôn! Muốn thấy Như Lai con vận dụng pháp quán chiếu y như quán thật tướng của chính mình. Con quán Như Lai thời gian trước không có đến. Thời gian sau không có đi. Thời hiện tại không trụ. Quán Như Lai con không dựa trên sắc cũng không dựa trên thể chơn như của sắc, không dựa trên tánh của sắc, thọ, tưởng, hành cũng vậy. Cho đến không dựa trên thức mà quán cũng không dựa trên thể chơn như của thức, không dựa trên tánh của thức.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 11)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 11)

CHƯƠNG THỨ 11: VIỆC LÀM CỦA BỒ TÁT
1.- Đức Phật đang thuyết pháp ở trong một vườn xoài cây to hàng rợp bóng. Lúc bấy giờ đất vườn bỗng nhiên trở nên rộng rãi bao la khác thường, cành lá vườn cây đổi màu mơn mởn xanh tươi, trăm hoa đua nở rực rở sắc màu, lã lướt đong đưa trong làn gió nhẹ. Cảnh vật tựa như hân hoan chào đón…Tất cả đại chúng trong hải hội tự nhiên đều trở thành màu hoàng kim rạng rỡ hào quang.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 10)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 10)

CHƯƠNG THỨ 10: PHẬT HƯƠNG TÍCH
1.- Ông Xá Lợi Phất nghĩ rằng: giờ ngọ trai sắp đến, rồi đây chư Bồ tát sẽ thọ thực bằng gì?
Trưởng giả Duy Ma Cật biết được thâm ý của ông Xá Lợi Phất, bèn bảo rằng:
Thưa ngài Xá Lợi Phất! Đức Phật dạy tám môn giải thoát ngài lãnh thụ thi hành. Há để xen tạp ý nghĩ về ăn trong lúc nghe pháp vậy sao? Nếu muốn ăn thì hãy đợi giây lát. Ngài sẽ được thức ăn chưa từng có.
Ông Duy Ma Cật liền nhập định, vận dụng sức thần thông khiến cho đại chúng thấy rõ, ở thượng phương thế giới trải qua bốn mươi hai hằng hà sa cõi Phật có quốc độ tên gọi là Chúng Hương.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 9)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 9)

CHƯƠNG THỨ 9: CHỨNG NHẬP PHÁP MÔN KHÔNG HAI
1.- Ông Duy Ma Cật long trọng nói với các Bồ tát rằng:
Thưa chư nhơn giả! Tôi xin trân trọng đề nghị chư Bồ tát trong hội này, mỗi người tự trình bày sự chứng đắc và thể nhập pháp môn không hai của một Bồ tát như thế nào?
Trước hết vị Bồ tát hiệu là Pháp Tự Tại trình bày: Thưa chư nhơn giả! Sanh và diệt là hai. Vạn pháp xưa không sanh, nay không diệt. Tỏ ngộ được pháp nhẫn vô sanh đó, tôi thể nhập pháp môn không hai.
Bồ tát Đức Thủ nói: Ngã và ngã sở là hai. Vì có ngã cho nên có ngã sở. Tôi nhận thức rằng nếu không có ngã thì không có ngã sở. Do duyên cớ đó, tôi thể nhập pháp môn không hai.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 8)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 8)

CHƯƠNG THỨ 8: CON ĐƯỜNG PHẬT
1.- Bồ tát Văn thù Sư Lợi nói:
Thưa ngài Duy Ma Cật! Bồ tát phải làm gì để con đường Phật được thông suốt? Ông Duy Ma Cật đáp: Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Bồ tát muốn con đường Phật
được thông suốt, phải đi con đường ngược lại. Đi con đường ngược thì con đường Phật sẽ
thông suốt.
Bồ tát Văn Thù hỏi: Đi con đường ngược, Bồ tát phải đi như thế nào?
DUY MA CẬT – Tập II ( Chương 7)

DUY MA CẬT – Tập II ( Chương 7)

CHƯƠNG THỨ 7: QUÁN CHÚNG SANH
1.- Bồ tát Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng: Đối với chúng sanh, Bồ tát quán chiếu và thấy như thế nào?
Ông Duy Ma Cật nói: Bồ tát quán thấy chúng sanh như nhà huyễn thuật thấy người huyễn do huyễn thuật hóa ra. Lại ví như như người trí thấy trăng trong nước, như bóng trong gương, như sóng nắng lúc trời nắng gắt của ngày hè, như vang của tiếng, như mây trong không, như bọt trên mặt nước, như bong bóng dưới cơn mưa, như sự bền chắc của cây chuối, như sự dừng lâu của tia chớp lưng trới, như đại thứ tám, như ấm thứ sáu, như nhập thứ mười ba, như giới thứ mười chín.
DUY MA CẬT – Tập II (Chương 6)

DUY MA CẬT – Tập II (Chương 6)

CHƯƠNG THỨ 6: BẤT TƯ NGHÌ
1.- Ông Xá Lợi Phất thấy trong tịnh thất không có giường cũng chẳng có một chiếc ghế nào. Ông bèn khởi ý nghĩ: Tịnh thất trống trơn như thế này, chư Bồ tát và Thanh văn chúng rồi sẽ ngồi vào đâu?
Biết ý nghĩ của Ông Xá Lợi Phất, trưởng giả Duy Ma Cật bèn hỏi:
- Thưa ngài Xá Lợi Phất! ngài vì pháp đến đây hay vì chỗ ngồi mà đến?
- Tôi vì pháp mà đến chớ không phải vì chỗ ngồi. Ông Xá Lợi Phất đáp.