Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH - Tập 1 (Phẩm 3)

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH - Tập 1 (Phẩm 3)

PHẨM THỨ BA
AI THÁN
* Cuộc tranh luận trao đổi chấm dứt. Ông Thuần Đà và Bồ tát Văn
Thù cùng lo sắm sửa trai nghi phẩm vật dâng cúng Phật và đại chúng.
Bấy giờ đại chúng cùng có cảm giác “rúng động sáu thứ”, đất như chuyển, trời như xoay, toàn thân rợn ốc, sợ hãi và lo buồn. Có lẽ, đây là điềm Như Lai sắp nhập Đại Niết Bàn.
Đại chúng cùng có một ý nghĩ buồn khổ tiếc thương qua bài kệ:
ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH - Tập 1( Phẩm 2)

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH - Tập 1( Phẩm 2)

PHẨM THỨ HAI
THUẦN ĐÀ
Lúc bấy giờ trong hải hội có vị Ưu Bà tắc tên Thuần Đà, là một cư sĩ, có tu tập hạnh lành, muốn trồng sâu gốc rễ Đại thừa, mong thu hoạch quả giải thoát, giác ngộ. Như mọi người, ông sắm sửa lễ vật dâng cúng dường Phật và tăng chúng. Ông tha thiết cầu xin đức Phật thương xót mà nhận phẩm vật ông dâng cúng.
Thuần Đà bạch Phật: Rằng ví như một nông dân nghèo có thửa ruộng tốt, có trâu khỏe, cày bừa sạch cỏ, giống thóc đã sẵn. Chỉ còn chờ một trận mưa. Bạch Thế Tôn ! Nông dân nghèo đó chính là con. Con cầu xin Thế tôn một trận mưa pháp.
ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH - Tập 1(Phẩm 1)

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH - Tập 1(Phẩm 1)

TIỂU DẪN
ĐẠI BÁT NIẾT BÀN là một thuật ngữ, Phạn ngữ gọi MA HA BÁT NIẾT BÀN NA (Mahaparinirvana). Các nhà Phật học tiền bối dịch có nhiều nghĩa:
• Đại nhập diệt tức
• Đại diệt độ
• Đại viên tịch nhập
6 cõi luân hồi là gì

6 cõi luân hồi là gì

Sau khi qua đời, "Hồn" hay Thân trung ấm sẽ chuyển vào một trong 6 cõi tùy theo Nghiệp mà khi còn sống đã tạo nên. Dưới đây là tính cách của 6 cõi mà kinh sách gọi là Lục Đạo:
1. Cõi Trời (chư thiên, thần tiên có phép thuật, hình dáng oai nghiêm hơn con người): 

Là nơi thanh thoát an vui. Những người khi sống làm điều phước thiện tốt lành cũng như những đời trước đó đã tạo phước đức, tu niệm chân chánh thì khi chết sẽ vào nơi đây. Cảnh trí ở đây trong sáng tươi vui, không có sự lo buồn, tức giận, đau khổ hay chán chường. Nói về chi tiết thì cõi Trời rất rộng lớn chia ra nhiều tầng và mỗi tầng ứng với những cấp độ khác nhau về nghiệp lành. Màu sắc ở cỏi trời tỏa sáng, có nơi rực rỡ vì là cỏi của Chư Thiên.
Sau khi chết tùy theo nghiệp lực đã tạo lúc sống là lành hay ác mà có thể được tái sinh trở lại hoặc bị đọa vào các cõi dưới.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 28)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 28)

PHẨM 28
PHỔ HIỀN, BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT
Lúc bấy giờ, Bồ tát Phổ Hiền dùng sức thần thông tự tại, cùng vô lượng vô số Bồ tát và chư Thiên Long….đến núi Kỳ xà quật cõi Ta bà, làm lễ và bạch Phật: Thế Tôn ! Con ở nơi nước của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương, xa nghe ở cõi Ta bà này có thuyết kinh Pháp Hoa, nên cùng vô lượng Bồ tát đến nghe lãnh, cúi mong Thế Tôn vì chúng con, nói kinh cho nghe ! Sau khi Như Lai diệt độ, các trai lành gái tốt làm thế nào mà được kinh Pháp Hoa ?
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 27)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 27)

PHẨM 27
DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ
Lúc bấy giờ, phật bảo đại chúng. thuở xưa, cách đây vô lượng vô biên kiếp, có đức Phật hiệu Vân Lôi Âm tú Vương Hoa Trí, tại nước Quang Minh Trang Nghiêm, kiếp tên là Hỉ Kiến.
Tại Pháp hội của đức Phật đó, có một nhà vua tên là Diệu Trang Nghiêm, phu nhân tên là
Tịnh Đức và hai con tên là Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 26)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 26)

PHẨM 26
ĐÀ LA NI
Lúc bấy giờ Bồ tát Dược Vương đứng dậy chấp tay hướng Phật bạch rằng: Thế Tôn ! Nếu có trai lành gái tốt thọ trì kinh Pháp Hoa hoặc đọc tụng thông suốt, hiểu mau hoặc biên chép thành quyển, họ được phước đức có nhiều chăng ?
Đức Phật phản vấn: Nầy Dược Vương ! Giả sử có thiện nam tử, thiện nữ nhân cúng dường tám trăm muôn ức na do tha hằng hà sa Phật, ý ông nghĩ sao, người cúng dường chư Phật như thế phước đức họ có nhiều chăng ?
KINH PHÁP HOA Trọn bộ (PHẨM 25)

KINH PHÁP HOA Trọn bộ (PHẨM 25)

PHẨM 25
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN
Lúc bấy giờ Bồ tát Vô Tận Ý lễ Phật bạch rằng: Thế Tôn ! Do nhân duyên nào mà Bồ tát
Quán Thế Âm tên là Quán Thế Âm.
Phật bảo: Vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh đang bị khổ não mà nghe Bồ tát
Quán Thế Âm rồi “nhất tâm” xưng niệm danh hiệu của Bồ tát thì tất cả chúng sanh ấy đều
được giải thoát khổ não.
KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 24)

KINH PHÁP HOA - Trọn bộ (PHẨM 24)

PHẨM 24
DIỆU ÂM BỒ TÁT VÃNG LAI
Lúc bấy giờ, đức Phật Thích Ca, từ nơi nhục kế phóng một đạo hào quang, rồi từ giữa đôi lông mày cũng phóng một đạo hào quang rực rỡ khắp soi một trăm tám mươi ức na do tha hằng hà sa thế giới chư Phật ở phương Đông. Xa hơn số thế giới này, có một thế giới tên là Tịnh Quang Trang Nghiêm. Tại nước ấy, có Phật hiệu là Tịnh Hoa Tú Vương Trí đang thuyết pháp cho vô lượng vô biên Bồ tát cung kính vây quanh nghe. Hào quang lông mày của đức Phật Thích Ca soi khắp nước Tịnh Quang.